Menu


 I. TỔNG QUÁT.

Nhằm đào tạo Sĩ Quan Hiện Dịch cho cả ba Quân Chủng: Hải, Lục và Không Quân, Quân Lực VNCH, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ký Sắc Lệnh số 317/QP/TT ngày 29-7-1959 cải tổ Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN) với chương trình Văn Hóa và Quân Sư 4 năm. Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 16 được tuyển chọn và huấn luyện theo tinh thần sắc lệnh này. Sau ngày mãn khóa, các tân sĩ quan có trình độ Văn Hóa tương đương năm thứ 2 Đại Học Dân Sự và trình độ Quân Sự vững chắc để chỉ huy đơn vị cấp Trung Đội và Đại Đội trong cuộc chiến tranh mới chống lại ý thức hệ cộng sản. Khóa 16 là khóa đầu tiên đặt nền móng cho chương trình huấn luyện mới, tạo tiền lệ cho các khóa sau, phải trải qua những giai đoạn thanh lọc và thử thách cam go.

 

- Nhập Trường: Ngày 23-11-1959. Sĩ số tân khóa sinh (TKS) nhập trường hơn 300.
- Thời Gian Thụ Huấn: Từ ngày 23-11-1959 đến ngày 22-12-1962.
- Mãn Khóa: Ngày 22-12-1962.
- Số sĩ quan tốt nghiệp: 226.
- Vị Chủ Tọa: TT Ngô Đình Diệm.
- Tên Khóa: Khóa Ấp Chiến Lược.
- Thủ Khoa: SVSQ Bùi Quyền.

II. KHÓA 16 VÀ THỜI GIAN THỤ HUẤN.

21. Năm thứ 1.

- Nhập học tại Trường cũ, gần Hồ Mê Linh - Mãn khóa tại Trường mới, trên đồi 1515, gần Hồ Than Thở.


- Chỉ Huy Trưởng: Thiếu Tướng Lê Văn Kim.
- Trong 8 tuần sơ khởi, một số TKS bị loại vì lý do sức khỏe và lý lịch. Có 2 TKS bị nám phổi được gửi đi điều trị tại Viện Bài Lao Ngô Quyền, Sài Gòn. Khi lành bệnh, các khóa sinh này được tiếp tục thụ huấn Khóa 17.
- Ngày 5-6-1960, TT Ngô Đình Diệm đặt viên đá đầu tiên xây Trường mới trên đồi 1515.

 

22. Năm thứ 2:

- Chỉ Huy Trưởng: Tr/Tá Trần Ngọc Huyến (thay Th/Tướng Lê Văn Kim sau biến cố Chỉnh Lý ngày 11-11-1960).
- 52 SVSQ, vì số điểm văn hóa dưới trung bình, mặc dầu điểm quân sự rất cao, đã được chuyển về thụ huấn Khóa 2 Trường Hạ Sĩ Quan tại Nha Trang, tốt nghiệp với cấp bậc Ch/Úy Hiện Dịch.
- Khóa đầu tiên được tuyển chọn về Hải và Không quân từ cuối năm thứ 2. Đại diện BTL/KQ lên Trường chọn 30 SVSQ, và đại diện BTL/HQ chọn 15 SVSQ. Những SVSQ này sau khi mãn khóa sẽ trình diện Quân Chủng liên hệ để theo học chương trình huấn luyện chuyên môn.

* ĐẶC SAN ĐA HIỆU.

Báo Đa Hiệu được hình thành do quyết định và chọn tên của Tr/Tá Trần Ngọc Huyến. Thành phần Ban Biên Tập:

- Chủ Nhiệm: SVSQ Bùi Quyền K16.


- Chủ Bút: SVSQ Hồ Xuân Quang K16.
- Tổng Thư Ký: SVSQ Nguyễn Duy Sự K16 (bút hiệu Sương Mặc Lam).
- Ban Biên Tập: Gồm các SVSQ Võ Tình K17, Võ Ý K17, Vũ Xuân Thông K17, Phan Nhật Nam K18, Nguyễn Ngọc Khoan K18 (bút hiệu Từ Thế Mộng).
- Trung Tá Trần Ngọc Huyến viết truyện dài kiếm hiệp, với các nhân vật “Xích Diện Thiền Sư với các môn đệ Thập Lục Lang, Thập thất Lang…”

23. Năm thứ 3:

 
Doanh trại TVBQGVN trên đồi 1515

 - Sau ngày Khóa 15 mãn khóa, kể từ ngày 3-6-1961, Khóa 16 đảm trách Hệ Thống Tự Chỉ Huy Liên Đoàn SVSQ/TVBQGVN (LĐ/SVSQ).
- Di chuyển sang doanh trại Trường mới. LĐ/SVSQ gồm 2 Khóa 16 và 17.
- Ngày 23/11/1961 Khóa 18 nhập học, K16 đảm trách huấn luyện TKS Khóa 18.
- Du hành quan sát: Thăm các quân trường (Pháo Binh, Hải Quân, Biệt Động Quân, Công Binh, Truyền Tin). Thăm các BTL/TQLC, SĐ5/BB. Quan sát nhẩy dù biểu diễn tại bãi nhẩy dù Củ Chi.
- Thụ huấn khóa Rừng Núi Sình Lầy nửa tháng tại TTHL/BĐQ Dục Mỹ, Nha Trang.

24. Năm thứ 4.

- Ngày 21-11-1962 K19 nhập học, LĐ/SVSQ có 4 khóa: 16, 17, 18 và 19.
- Hoàn tất chương trình thụ huấn 4 năm thu gọn trong 3 năm 1 tháng theo chỉ thị của TT Ngô Đình Diệm vì tình hình chiến sự.
- Tuyển chọn đơn vị. Các tân thiếu úy được phân phối:

25. Lục quân.

- Lưu dụng tại Trường: Vì muốn duy trì các hệ thống chỉ huy và huấn luyện theo tinh thần cải tổ của TVBQGVN, 15 tân sĩ quan K16 được BCH Trường đề nghị, Bộ TTM cho lưu giữ sau khi tốt nghiệp, để đảm nhiệm các chức vụ chỉ huy trong LĐ/SVSQ và huấn luyện viên quân sự. Sau đó, số sĩ quan này đã được thuyên chuyển về các đơn vị. Thời gian sau lại có một số khác từ các đơn vị tác chiến được thuyên chuyển về Trường . - Nhẩy Dù: 3 tân sĩ quan được tuyển chọn. Sau này được thuyên chuyển về thêm 2 sĩ quan K16.
- Thủy Quân Lục Chiến: 10 tân sĩ quan được tuyển chọn. 3 SQ/K16 khác cũng đã được thuyên chuyển về Binh Chủng.
- Biệt Động Quân: 13 tân sĩ quan được tuyển chọn.
- Lực Lượng Đặc Biệt: Không ai được tuyển chọn. Về sau, 3 SQ/K16 được thuyên chuyển về.
- Các Sư Đoàn Bộ Binh: 166 tân sĩ quan chọn phục vụ 9 SĐ/BB. 

26. Không Quân (KQ):

- 30 tân sĩ quan được chọn, tuy nhiên 2 người vì lý do an ninh nên BTL/KQ chỉ nhận 28. Trong số này có 11 sĩ quan theo khóa hoa tiêu trực thăng và 2 sĩ quan theo khóa hoa tiêu khu trục tại Hoa Kỳ. Số còn lại theo học khóa hoa tiêu trực thăng tại phi trường Tân Sơn Nhất. Gần cuối khóa, 2 sĩ quan qua ngành quan sát. Sau có 1 sĩ quan từ TQLC thuyên chuyển về TTHL/KQ Nha Trang, một thời gian lâu sau lên giữ chức Liên Đoàn Trưởng LĐ/SVSQ/KQ, và một sĩ quan bộ binh được tuyển về KQ phục vụ tại đơn vị phòng thủ căn cứ.

27. Hải Quân (HQ):

15 tân Th/Úy được thực tập trên các chiến hạm trong thời gian chờ nhập học Khóa 13/HQ vào tháng 5-1963. Nhưng vì không đồng ý đeo Alpha trở lại, 8 SQ/K16 xin đổi Quân Chủng được bộ TTM chấp thuận, chỉ còn 7 SQ/K16 nhập học Khóa 13/HQ và tốt nghiệp ngành chỉ huy vào tháng 12-64.

III. KHÓA 16 VÀ NHỮNG THÀNH QUẢ TỔNG QUÁT.

31. Trước ngày 30-4-1975

Sĩ quan Khóa 16 mang cấp bậc cao nhất: 6 Đại Tá, trong đó 1 Đại Tá tử trận, 1 Đại Tá bị bức tử trong trại tù lao động khổ sai CS tại Hoàng Liên Sơn năm 1976, và 1 Trung Tá tử trận được truy thăng Đại Tá.

SQ đảm nhiệm các chức vụ quân sự tại:

- Trường VBQGVN: Các sĩ quan cán bộ Trung Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng, và Đại Đội Trưởng của Trung Đoàn SVSQ; Trưởng Phòng Điều hành quân sự vụ, và các SQ/HLV các bộ môn quân sự.

- Không Quân: 1 Không Đoàn Trưởng, 1 Không Đoàn Phó, 6 Phi Đoàn Trưởng, 1 Tham Mưu Phó An Phi SĐ, 1 Trưởng Phòng kế hoạch BCH/Liên Đoàn Kiểm Báo, 1 Trưởng Phòng Thống Kê & Huấn Luyện BCH/HQ/KQ, 1 sĩ quan phòng thủ căn cứ, 1 Liên Đoàn Trưởng LĐ/SVSQ thuộc TTHL/KQ Nha Trang.

- Hải Quân: 3 Hạm Trưởng, 1 CHT của BTL/HQ, 1 CHT/Căn Cứ HQ Nha Trang, 1 sĩ quan Đại Diện HQ tại Bộ TTM, 1 sĩ quan đại diện HQ tại TT/Phát Triển Khả Năng Tác Chiến.

- Bộ TTM: Trưởng Ban các Phòng, Sở và Tổng Hành Dinh, ĐĐT/ĐĐ1/Quân Cảnh.

- Nhẩy Dù: 2 Lữ Đoàn Trưởng (LĐT), 1 LĐ Phó, 1 Tiểu Đoàn Trưởng.

- Thủy Quân Lục Chiến: 2 LĐT, 2 LĐP, 3 Trưởng Phòng BTL/SĐ/TQLC, 5 TĐT, 1 LĐT và 1 LĐP mất tích, 1 LĐT chết trong trại tù lao động khổ sai của CS tại Bắc Việt.

- Lực Lượng Đặc Biệt: 1 CHT Đoàn Công Tác 11 thuộc Sở Công Tác Nha Kỹ Thuật TTM, 1 Phụ tá B Trưởng KonTum, 1 HLV/LLĐB tại Long Thành, 1 Chỉ Huy Toán.

- Biệt Động Quân: 1 Liên Đoàn Trưởng và một số TĐT.

- Bộ Binh: 7 Tr/Đoàn Trưởng (2 tử trận và 1 bị CS Hà Nội sát hại trong trại giam ở Miền Bắc) và một số Trưởng Phòng cấp SĐ, Tr/Đoàn Phó, Liên Đoàn Trưởng Địa Phương Quân.

* Nha Quân Pháp: 1 Giám Đốc Quân Lao, 1 CHT Trại Giam tù phiến cộng.

* Chức vụ hành chánh: 2 Tỉnh Trưởng, và 27 Quận Trưởng (6 QT đã hy sinh)

Một số Trưởng ty các Bộ trong chính phủ. BTL Cảnh Sát, và 4QT Cảnh Sát.

- Chức vụ Dân Cử: 3 Nghị Viên.

- Bằng cấp đại học: 3 người, 1 đậu Cao Học Khoa Học vi tính (mất cuối năm 1992), 1 thương binh loại 2 giải ngũ, đậu KS Công Nghệ tại TT/KT Phú Thọ, đậu thêm Cao Học Đông Y tại HK, và 1 đậu bằng cử nhân Luật Công Pháp, năm thứ nhất cao học.

32. Sau ngày 30-4-1975:

Đa số SQ Khóa 16 bị đi tù lao động khổ sai của CS, ngoại trừ 1 số ít may mắn di tản.
* Vượt thoát lao tù cộng sản thành công: Tr/Tá Nguyễn Phú Thọ.
* Chết trong lao tù CS: Đ/Tá Đặng Phương Thành, và Tr/Tá Nguyễn Đằng Tống.
* Tử trận: 50
* Tổng số các SVSQ/K16 đã qua đời: 79.

IV. KHÓA 16, NHỮNG SỰ KIỆN VÀ THÀNH TÍCH ĐẶC BIỆT.

41. Những Thương Vong Đầu Mùa.

Vì tình hình chiến sự do CSBV gây ra từ đầu thập niên 1960, Bộ TTM/QLVNCH theo lệnh của Tổng Thống, đã cho rút ngắn chương trình huấn luyện, khởi đầu từ Khóa 16, giảm từ 4 xuống 3 năm, và các Khóa 17,18,19,20,21 và nửa Khóa 22 xuống 2 năm. Mấy năm đầu sau khi mãn khóa, các sĩ quan Khóa 16 đã hứng chịu nhiều thương vong. Sau đây là một số hy sinh đáng nhớ:

* Th/Úy NHỮ VĂN HẢI, SĐ21/BB, sĩ quan tử trận đầu tiên của Khóa 16. Đêm 21 tháng 3 năm 1963, Th/Úy Hải, đại đội phó một ĐĐ thuộc Tr/Đoàn 48/SĐ21/BB trú đóng tại đồn Biện Nhị, quận Thới Bình, An Xuyên, bị Tiểu Đoàn U Minh VC bao vây tấn công và tràn ngập, Th/Úy Hải bị trọng thương, bị bắt, nhưng không chịu quy hàng, bị tra tấn cho đến chết, lúc đó mới 23 tuổi. Do gương can đảm cao độ, Tr/Tá Trần Ngọc Huyến, CHT/TVBQGVN khi biết chuyện này đã đặt tên cho Câu Lạc Bộ trước cổng Trường là CLB Nhữ Văn Hải.

* Th/Úy LÝ VĂN QUẢNG TĐ8/ND, tử trận tháng 4-1963 lúc 26 tuổi.
* Th/Úy NGUYỄN TẤN MỸ Tr/Đoàn 44/SĐ23/BB tử trận giữa năm 1963.
* Th/Úy HỒ XUÂN QUANG Tr/Đoàn 45/SĐ23/BB tử thương giữa năm 1963.
* Th/Úy NGUYỄN THẾ ĐỨC tử thương ngày 1-4-1963.
* Th/Úy TRẦN THIỆN GÁI, SĐ1/BB, tử trận tháng 5-1963 lúc vừa qua 24 tuổi, tại Căn Cứ A Lưới, phía Tây Thành Phố Huế. Vài năm sau đó, một con đường trong Thành Nội được mang tên: TRẦN THIỆN GÁI.
* Th/Úy VŨ CHẤN HÙNG BB, tử trận ngày 25-11-1963.
* Th/Úy TRẦN TRỌNG MINH tử trận ngày 27-10-1963.
* Th/Úy TRỊNH AN THẠCH TĐ1/TQLC, tử trận ngày 6-12-1963, mới 24 tuổi.
* Tr/Úy BÙI THANH TÂM SĐ22/BB, tử trận tại đồi Dương Liễu, Tam Quang, năm 1965.
* Th/Úy LÊ ĐỨC RIỆP, tử trận ngày 27-7-1964.
* Th/Úy NGUYỄN PHƯƠNG SANH, tử trận tháng 7-1964.
* Th/Úy TRẦN NGỌC SƠN, tử trận ngày 8-4-1964.
* Th/Úy BẢO SUNG và Th/Úy PHAN VĂN TÂN.