Menu


NỬA ĐỜI CHINH CHIẾN 3

Trần Ngọc Toàn Khoá 16 TVBQGVN

(tiếp theo)

“Thôi được rồi, anh thừa bao nhiêu pound” Anh ta cười hể hả đáp :”Tôi mua thêm quà cho gia đình ấy mà. 20pounds.” Do quy chế du sinh Sĩ quan cấp Tá, tôi được mang 70 cân Anh hành lý thay vì 50. Tôi còn dư hơn 20 cân nên cũng vui vẻ dành cho người đồng hương lớn lên bên xứ Lào.

Cuối tháng 8 năm 1973, Chuyến bay của Hàng Không Hoa Kỳ đã đưa tôi về nước xuyên qua biển Thái Bình Dương với những trạm dừng tại Honolulu, Guam. Khi chiếc phản lực cơ xuống thấp từ Phi Luật Tân, tôi bồi hồi nhận diện ra miền đất quen thuộc của quê hương với những đồng lúa trải dài. Tôi càng xúc động hơn khi nhìn ra dải đất từ bờ biển Cam Ranh dẩn vào Sài Gòn. Bước xuống phi cảng Tân Sơn Nhất vào khoảng 10 giờ sáng, tôi kéo chiếc va li ra ngoài mà lòng ngấy ngất trong tâm trạng người trở về sau một thòi gian dài xa cách. Với bộ quân phục đi phố thời bình màu kaki và chiếc mủ bê rê xanh, tôi vượt qua cổng Quan thuế rồi đi thẳng ra ngoài bải đậu xe. Một người Tài xế Tắc xi trẻ chạy theo hỏi: “ Ông anh Lính Thủy Đánh Bộ đi về đâu đây?”

Ngạc nhiên, tôi quay lại nhìn anh, hỏi:

- ”Sao anh gọi tôi là Lính Thủ Đánh Bộ thay vì TQLC?”

 Anh vui vẻ đáp:

- ”Thì sau vụ Tái chiếm Quảng Trị nghe tụi VC gọi mấy anh là Lính Thủy Đánh Bộ mà.”

Tôi cũng sởi lởi lên xe của anh về nhà. Sau cuộc Tổng tấn công nắm 1972 đến nay, dù ở nơi đồng quê hẻo lánh và chốn rừng sâu xa cách, ngày đêm vẫn còn có bao nhiêu chiến sĩ cầm súng ngoài chiến tuyến hi sinh đền nợ nước nhưng ở Sài Gòn người ta vẫn dửng dưng ăn chơi, biểu tình chống đối chính quyền thậm thụt tranh dành quyền lợi phe nhóm và tham ô nhũng lạm. Tôi cũng đã có dịp nhìn ra không một quốc gia nào nghèo khổ. Chỉ có những kẻ cầm quyền và chính quyền mới đưa người dân vào tăm tối, đói khổ. Nhưng tôi chỉ là một Sĩ quan hiện dịch được đào tạo ra để phục vụ cho Quân Đội. Tôi đã sẳn sàng để trở về với Quân Đội.

TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG

Vào đầu tháng 9 năm 1973, tôi vào trình diện Bộ Tư Lệnh SĐTQLC, tọa lạc trong Trại Lê Thánh Tôn, với mãnh bằng tốt nghiệp trường CHTM của TQLCHK. Mãnh bằng này được tôi cất dấu sau ngày 30.4.75 và mang theo mình khi vượt biên sang Mỹ được giữ cho đến nay. Gặp lúc Chuẩn Tướng BTL về họp ở Saigòn, tôi được lệnh đáp cùng chuyến bay với ông ra Huế hai ngày sau đó. Trên chuyến bay độ 1 giờ từ Sài Gòn ra Phú Bài của Hàng Không Việt Nam, ông chỉ trao đổi tôi về một năm du học và tuyệt nhiên không nói tôi sẽ làm gì ngoài hành quân. Chuyến trực thăng của Tư Lệnh đưa tôi vào Hương Điền là nơi đóng quân của BTL/SĐ Hành quân. Tướng Lân gọi Thiếu tá Đặng Văn Học thu xếp cho tôi một chổ ở. Thiếu tá Học nguyên xuất thân là Chuẩn Úy Trưởng Ban Nhân Viên của Tiểu đoàn 4 TQLC khi ông Lân còn là Đại Úy Tiểu đoàn trưởng. Chuẩn Úy Học vốn là Hạ sĩ quan theo học khóa 2SQ Đặc biệt ở Đồng Đế, Nha Trang rồi về làm Trưởng Ban I ở Hậu cứ TĐ4 TQLC cho đến ngày lên Thiếu tá dưới tàn dù che chở của ông Lân. Do nhu cầu chiến trường, Quân Đội đã mở ra nhiều khóa đào tạo SQ Đặc biệt. Nhiều cựu Thiếu Sinh Quân đã được thăng tiến qua quân trường này và chính họ đã tạo nhiều chiến công lẫy lừng cho Quân Đội.

Ngày hôm sau, Đại úy Đan là Tùy viên của Tư lệnh đến bảo tôi được lệnh tháp tùng với Tư Lệnh đi thăm các đơn vị trên chạm tuyến. Sau này , Đan lên Thiêu tá vốn xuất thân từ khóa 21 Võ Bị Quốc Gia. Đan nói:

” Ông Tướng bảo sẽ giữ Niên trưởng làm Chánh Văn phòng thay chổ cho Trung tá Tống.”

Tôi đáp:

”Tánh tôi không làm Chánh Văn Buồng được đâu. Thế nào cũng xảy ra nhiều đụng chạm.”

Đan cười nói :

”Thì NT nói với ông Tướng chứ đàn em chỉ biết thế thôi.”

Tôi bồi thêm vì biết thế nào Đan cũng nói lại với Tư Lệnh:

”Dù có phải trở ra tác chiến tôi cũng chấp nhận, chứ làm nghề xách cặp tôi không làm đâu.”

 Trên nguyên tắc tôi vẫn là một quân nhân bị thương nặng ở đùi và chân được phân loại 2 không tác chiến. Có thể tôi bị đẩy ra làm Tham Mưu ở Lữ Đoàn. Như thế càng tốt. Tôi chẳng phải quỵ lụy ai. Bạn cùng khóa Võ bị của tôi đều đã lên cấp Trung Tá với 2 người làm Lữ Đoàn Phó và 5 người giử chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng ở 5 Tiểu đoàn tác chiến. Khi gặp nhau, Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc với hổ danh Robert Lửa đã nói:

”Mày cứ ra ngoài tác chiến với tụi tao cho vui. Tội gì mà phải cúi đầu làm gia nhân.”

Hơn nữa, trong lòng tôi cũng bất phục dù phải tuân hành theo kỹ luật của Quân Đội. Có lẽ, về sau, đã đến lúc tôi phải gải bày tại sao tôi bất phục mà không tổn thương đến đời tư riêng của người khác. Tôi vẫn im lặng tiếp tục theo chân Tư lệnh bay đi ra tiền tuyến thăm các đơn vị.

Nhờ đó, tôi được dịp gặp lại nhiều bạn bè cũ như Hồ Quang Lịch nay đã mang cấp Trung Tá làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5TQLC, Trần Văn Hợp nguyên là đàn em cùng trường Trung học ở Đà Lạt và Khóa 19 Võ Bị Quốc Gia đang giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 2 Trâu Điên. Hơn một tuần lễ sau, một buổi sáng sớm, Sĩ quan Tùy Viên của Tư Lệnh đến nơi tôi tạm trú bảo tôi cùng lên Trực thăng đi “Đón Bà Tướng”. Tôi bực mình nói:

”Ê, làm gì có Bà Tướng ở đây, cậu. Chỉ có vợ ông Tướng chớ không có Bà Tướng nào hết”

 Đại Úy Đan giả lả:

” âng đúng rồi nhưng gọi Bà Tướng cũng đâu có sao”

“Sao lại không. Bà Tướng là người đàn bà lên Cấp Tướng như bên Mỹ. Đây chỉ là vợ của ông Tướng thôi”

Tôi cũng cam lòng lên phi cơ bay ra Phú Bài chờ đón người vợ của Tư Lệnh sẽ xuống từ chuyến Hàng Không Air Vietnam. Được vài ngày sau, Đại tá Phạm Văn Chung là Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn Hành Quân cho người gọi tôi vào, nói:

”Ông Tướng bảo cậu ra ngoài Phòng 3 làm việc với Trung Tâm Hành Quân.

Tôi vui vẻ sang trình diện Trung Tá Đỗ Kỳ. Tôi biết rõ lai lịch của bà vợ ông Tướng nên chẳng cần nói gì thêm. Trưởng Phòng 3 Sư Đoàn bảo tôi:

”Anh chuẩn bị tài liệu và bài vở để đến các Lữ Đoàn huấn luyện về hành quân thủy bộ cho các Đại Đội Trưởng các Tiểu đoàn tác chiến”

Thật ra, với kiến thức của mình tôi chỉ có thể nói cho họ nghe nhưng nguyên tắc căn bản về các cuộc hành quân thủy bộ, phối hợp giửa TQLC và Hải Quân.

Sau 3 ngày hướng dẩn huấn luyện tại 3 Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn trên tuyến đầu Quảng Trị, tôi chợt gặp lại Trung Tá Joey Strickland. Joey là bạn học cùng khóa CH&TM TQLCHK với tôi tại Quantico, vừa tình nguyện sang Việt Nam và làm Trưởng khối DAO của TQLCHK bên cạnh Sư đoàn TQLCVN. Joey tìm gặp tôi rồi cùng tôi đi lên thăm sông Thạch Hãn. Nhờ đó, tôi có còn được bức ảnh chụp chung với Joey nay còn chưng bày trong Bảo tàng viện của TQLCHK tại Quantico, Virginia.Tôi và Joey đã kết thân ngay tư hồi còn trong Trường. Trước khi chia rtay, Joey đã cho tôi một hệ thống riêng để giữ liên lạc với nhau thường xuyên.

Vài ngày sau, ngày 1 tháng 10 năm 1973, tôi được Đại Tá Chung gọi lên bảo:

”Ông lên xe của Phòng 3 lên Chợ Cạn, Quãng Trị, bàn giao Tiểu Đoàn 4 TQLC với Trung Tá Tống, theo lệnh của ông Tướng. Tống sẽ lên làm Lữ Đoàn Phó LĐ147 TQLC”

Tôi vui mừng như thoát nợ, mang túi xách tay lên xe trực chỉ Thành phố Quãng Trị trong cảnh trời còn mưa dông dài sau hơn một tuần lễ không dứt hột. Qua tin trên Trung tâm Hành quân, nơi đóng quân của TĐ4 TQLC, ở Chợ Cạn , Quãng Trị, đang chìm trong biển nước lũ tràn về từ Trường Sơn.

Sau cuộc tổng tấn công,qua vỹ tuyến Đình chiến 1954, Cộng sản Bắc Việt đã lợi dụng sự ấm ớ của Chính phủ Hoa Kỳ, để lại Miền Nam Việt Nam cả 100 ngàn quân , dưới dạng trá hình Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Chúng đã bị thiệt hại nặng nề trước cuộc phản công của Nhảy Dù và TQLC sau khi chúng bị đánh bật ra khỏi Cổ Thành và Thành Phố Quãng Trị.Dù vậy, ngay trong ngày ký kết đình chiến tại Paris, năm 1972, chúng đã dùng Thiết giáp và Bộ binh lấn tràn qua Cửa Việt. Do đó, ngoài phần chạm tuyến dọc theo sông Thạch Hãn, chúng đã lấn một phần đất nằm sát biển Đông của quận Triệu Phong, Quãng Trị.Trong đó có thôn Bích la là quê quán của Lê Duẩn. Trên phần dất của Chợ Cạn, nằm phía Đông Bắc của Triệu Phong, tuyến đóng quân phòng thủ giửa TQLC và CSBV sát kề với nhau chỉ độ vài thước đất. Hai bên có thể nói chuyện được với nhau.

Bên phía CS, thường chúng tiếp tế lương thực cho quân lính bằng ghe xuồng trưng dụng của dân chúng địa phương.Vào mùa nước lớn, không rỏ tại sao, có khi những bao tải gao bọc kín trong bọc ni-lông trôi giạt về phía TQLC. Cẩn thận mở ra mới được biết chứa gạo xấy và thịt heo đóng hộp của Trung Cộng. MỘt lần nủa cho thấy, trong suốt cuộc chiến Việt Nam, gần 20 năm, từ đầu đến chận của lính Miền Bắc mang toàn tiếp liệu của Trung Cộng. Trong khi, ở Miền Nam, Hoa Kỳ khúc mắc từng Đô la viện trợ. Dù nguồn viện trợ này không chỉ dành cho Quân Đội VNCH mà cho cả Quân Mỹ tham chiến tại Miện Nam. Tướng Tư Lệnh một Sư Đoàn Mỹ có riêng một chiếc phản lực cơ nhỏ 11 chổ ngồi để đi lại. Chi phí này tính vào viện trợ Hoa Kỳ. Chưa kể đến việc lính Mỹ đi nghỉ phép giải trí R&R ở Thái Lan, Hong Kong.Tuy có học vị Tiến Sĩ nhưng Henry Kissinger không có đầu óc mưu mô xão quyệt và gian trá như bè lũ Lê Đức Thọ. Chẳng có gì khôi hài hơn chuyện Kissinger và Lê Đức Thọ được trao giải Nobel Hòa Bình.Trong khi, sau ngày ký kết đình chiến, CS mở rộng thêm đường mòn Trường Sơn Đông, thêm vảo Trường Sơn Tây, để ngày đêm chúng ố ạt chuyển quân và vũ khí hạng nặng như Thiết giáp T54, Đại Bác 130 ly vào Nam, ngay trước mủi của cái gọi là Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến Quốc Tế với Ba Lan Cộng Sản và Nam Dương, Canada.

Tháng 10 năm 1973, từ Huế ra Quãng Trị, trời mưa không ngớt. Lụt Tháng 10 như tái diển. Nước lũ tư trên rặng núi Trường Sơn ào ạt đổ xuống khoảng đồng bằng nhỏ hẹp của Miền Trung, ngày và đêm. Nước đục ngầu màu đất như muốn nuốt trửng rẻo đất quanh con Phá Tam Giang. Đầu hôm thấy nước lũ chỉ lấp xấp dưới chân, nửa đêm chợt tĩnh giấc khi nước đã chạm lưng chiếc ghế bố nhà binh. Và nước tiếp tục dâng cao dù nơi đóng quân nằm trên ngôn đồi cát.

Chiếc xe jeep do 1 người lính tài xế của Phòng 3 Sư đoàn chở tôi chạy ngược về Cửa Thuận An, qua Phà rồi hướng ra Huế để theo Quốc lộ I lên Quãng Trị.Tôi dừng ghé thăm Thiếu Tá Nguyễn Văn Kim, là bạn cùng khóa Võ Bị, đang làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ7TQLC trú đóng ngay khu vực La Vang. Tôi và Kim khá thân với nhau. Kim vui mừng nói:

“ Đúng rồi, mày ra ngoài này với tụi tao vui hơn.Thấy mày miễn cưởng theo chân ông Lân mà tội nghiệp.Sống chết có số hết mày ơi. Vào nhận Tiểu đoàn đi. Hôm nào rảnh tao vào đón mày ra Huế chơi”

Sau năm 1975, Kim chạy thoát qua Mỹ rồi đi học lại trên Pennsylvania, Hoa Kỳ. Sau ngày lấy được Cao học về Khoa học, Kim được giới thiệu làm về hệ thống điện toán cho Bank of America tại San Francisco. Khi tôi vượt biên qua Mỹ, năm 1984, Kim là người bạn cùng khóa Võ Bị tìm gặp tôi trước nhất và từ đó hết lòng giúp cho tôi làm lại cuộc đời. Kim bảo” Vào ngày 30 tháng 4, tao có gặp một số lính của Tiểu đoàn 4 ở Hàng Xanh, Xa Lộ hỏi thăm về mày. Có đứa nói mày đã tự tử chết trong căn cứ Sóng Thần. Sao đó, tao nghe mày bị đi tù Cải tạo ra Bắc, tao nghĩ chắc mày chết rồi chứ không ngờ còn được gặp lại mày bên Mỹ.” Tôi vẫn còn đây nhưng Kim đã mệnh một sau một cơn bạo bệnh vào thập niên 1990. Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của Kim:

”Tụi VC gọi mình là Ngụy Quân. Thật ra tụi nó mới là Ngụy quân. Tụi mình là thứ thiệt. Học hành đâu ra đó. Một Tiểu đoàn VC làm sao đánh lại một Tiểu Đaòn TQLC được.”

Sau khi tạm chia tay Kim , tôi lên xe chạy lên thành phố hoang tàn Quãng Trị rồi rẻ trái vào Chợ Cạn. Khi vừa lên chiếc cầu sắt ngang con sông Vĩnh Định, phía trước mặt tôi là cả một vùng ngập nước mênh mông do cơn mưa lũ kéo dài cả tuần qua.Chỉ còn lốm đốm những ngọn bụi tre và ngôi mộ đắp cao giửa biển nước vàng đục. Từng đàn chim Le Le không rỏ từ đâu kéo bầy quần quanh trên vùng nước lụt như đàn ong vở tổ. Trên xe tôi đi không có máy truyền tin nên tôi bảo người lính dừng đậu xe dưới chân cầu và thủ sẳn khẩu súng đề phòng. Con đường đất nhỏ xuyên đồng ruộng đã chìm ngập trong nước. Xe khọng thể chạy vào Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn được. Tôi đứng ngóng chờ người từ đơn vị ra đón vì biết chắc bạn tôi đã biết. Chỉ độ 5 phút sau, tôi nghe tiếng máy của Thiết vận xa M113 nổ rền rồi xuất hiện sau lũy tre. Tôi nhìn ra Trung Tá Nguyễn Đằng Tống đang đứng trên nóc chiếc xe Thiết giáp đưa cao tay vẩy chào tôi. Chẳng mấy chốc chiếc xe tiến sát đến bên kia cầu. Tôi quay lại bảo ngưới Tài xế quay xe về lại cho sớm. Tống nhanh nhẹn nhảy xuống chiếc Thiết Vận Xa M113, miệng cười toét:” Mày lên xe vào Tiểu Đoàn đi. Tao phải theo xe Jeep ra ngay Phú Bài cho kịp chuyến bay về Sài Gòn để lo cưới vợ. Tao không cần bàn giao gì hết. Tụi nó trong Tiểu Đoàn đều biết mãy.

Tiểu đoàn Phó là Phạm Văn Tiền Khóa 20. Ban 3 là Nguyễn Tri Nam Kháo 22. “ Tống tươi cười đưa tay bắt tay tôi rồi nói tiếp:

”À, quên.Đây là số tiền tao cho mày dùng lúc đầu.”

Tống móc trong xách tay ra một xấp tiền giấy loại $500 đưa tôi rồi vội vả đi nhanh qua cầu nhưng cũng quay đầu lại nói đùa:

”Thôi tao đi nghe Cao Bồi Toàn.”

Tôi đứng lặng dỏi mắt nhín theo bạn cho đến khi chiếc xe Jeep khuất nẻo đường. Miệt mài mgoài chiến trận suốt bao nhiêu năm đến nay lên cấp bậc Trung Tá Tống mới được dịp lập gia đình. Tống đã được thăng cấp Trung Tá ngoài mặt trận với Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huận Chuơng sau ngày tái chiếm Cổ Thành Quãng Trị. Sau ngày kết hôn, Tống sẽ được bổ nhiệm làm Lữ Đoàn Phó LĐ147 TQLC. Sau này, khi Đại Tá Nguyễn Thế Lương đi học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu tại Long Bình, một người bạn cùng khóa Võ Bị của chúng tôi là Trung Tá Đỗ Hữu Tùng sẽ lên giữ quyền Lữ đoàn Trưởng LĐ147. Với một người làm Trưởng Phòng 3 Hành quân Sư Đoàn, Khóa của chúng tôi trong TQLC gồm có 1 Lữ Đoàn Trưởng, Lữ Đoàn Phó Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Đằng Tống với các Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 3,4,6 và 7 TQLC cùng một thời gian.

Các người bạn thân thiết sống chết bên nhau nay không còn mấy ai. Tôi leo lên chiếc M113 lội nước vào nhận đơn vị. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn trú đóng trong một khu làng với lũy tre dày đặc vây quanh, trên một gó đất cao nhô trên mặt bằng ruộng lúa. Đại Úy Nguyễn Tri Nam vốn xuất thân từ Khóa 22 Võ Bị mặc chiến phục chỉnh tề đứng tươi cười đón tôi. Khi tôi xuống xe, Nam chạy đến đưa tay chào:

”Chào Niên trưởng. 416 (Danh hiệu truyền tin của Tống ngoài hành quân) có dặn tôi lo bàn giao đầy đủ cho Niên trưởng”

Lúc ấy, Trung úy Trần Kim Tài vội vả bước tới đưa tay chào và nói:

"Đại bàng, tôi là Trần Kim Tài Đại đội trưởng Đại đội Chỉ Huy. Cần gì Đại bàng gọi tôi.”

Nhìn quanh thấy lính lấp ló tò mò nhìn, tôi bảo Nam tôi cần một chiếc Ca- nô với 2 người lính mang theo máy truyền tin để tôi lên thăm Tiểu Đoàn Phó là Thiếu Tá Phạm Văn Tiền cùng các Đại đội đang năm trên chạm tuyến, sát với VC.Nam cho biết các Đại đội đang bám theo các lũy tre. Tiểu đoàn đang chờ Công Binh đưa xuống máy lên bổ sung cho tuyến đầu. Trong khi VC đã trưng dụng ghe xuồng của dân chúng địa phương. Thế là tôi bắt tay vào việc.Trong dàn Đại đội trưởng, tôi cón có Đại Úy Dương Công Phó từ khóa 22 Võ Bị và Dương Tấn Tước, Mai Văn Hiếu từ Khóa 23 Võ Bị. Tôi phải tìm thăm họ ngay lúc này. Tôi còn một Đại đội trưởng xuất sắc xuất thân từ quân trường Thủ Đức là Đại úy Tô Thanh Chiêu.

Từ nay, ám danh và ám số đàm thoại truyền tin của tôi là Tây Sơn 816. Á khoa Khóa 16 Võ Bị là Nguyễn Xuân Phúc lấy ám số 216. Nguyễn Đằng Tống là 416. Tôi nhận luôn “Đệ tử” của Tống là Hạ sĩ Nguyễn Văn Sơn theo làm cận vệ mãi đến ngày cuối cùng 30 tháng 4 năm 75. Từ sau ngày ra khỏi Trại Tù Cải Tạo, tôi luôn tìm cách liên lạc với đứa em trung tín này nhưng đến nay vẫn chưa ra tung tích, cùng với Trung sĩ Nhất Lê Văn Quận đã từng sống sót trong Đại đội của tôi trong trận Bình Giả, khi còn là Binh Nhất. Tôi ước mong được gặp lại họ. Hạ sĩ Sơn mang súng cùng với một người lính mang máy truyền tin xuống chiếc xuống máy chạy lên tuyến đầu của Tiểu đoàn. Trời vẩn còn mưa nhẹ hạt. Tiểu đoàn phó Phạm Văn Tiền nằm ngay trên chạm tuyến với Đại đội I của Dương Công Phó, bám theo lũy tre mà gốc đã chìm trong biển nước lụt. Từ bên này nhìn qua có thể thấy rỏ quân lính CS ngồi gác phía bên kia. Đối đầu với địch quân kề cận, ngày đêm, trong cơn lũ lụt, người lính không tỏ vẻ một chút sờn lòng, vẫn cười cợt vui đúa, xoay sở nấu cơm trên những chiếc nón sắt với những cành tre hoặc cây khô còn ló trên mặt nước. Thiếu tá Tiền nhất quyết giữ chặt phần dất và tuyên bố: ” Tụi VC lợi dụng nước lũ dùng ghe muốn lấn qua nhưng tôi ra lệnh cho lính nổ súng ngay.” Vừa đúng lúc, trưa hôm ấy, Công Binh của Sư đoàn đã chuyển lên tuyến đầu một số xuồng máy làm chổ cho quân bám trụ. Tôi bắt tay hai người Sĩ quan Khóa đàn em trong trường Võ Bị. Do truyền thống, họ vẫn gọi tôi là niên trưởng thay vì cấp bậc. Với dáng dấp bậm trợn to con, Đại Úy Dương Công Phó nói vói giọng người Huế:

’Tui có nghe tiếng Niên trưởng khi về Tiểu đoàn 4 trong trận Bình Giả. Niên trưởng cứ yên chí đi. Tui không ba gai như tụi nó nói đâu.”

Khi tôi chống xuồng qua phòng tuyến của Đại đội 2 do Đại úy Tô Thanh Chiêu chỉ huy, bất ngờ tôi gặp lại người lính cũ trong Đại đội. Binh I Lệ Văn Quận đã sống sót trong trận Bình Giả, từ năm 1965, nay đã là Trung sĩ Nhất làm Trung Đội phó. Tôi vừa vui mừng vừa xúc động khi thấy Quận vẫn còn sống suốt bao nhiêu trận mạc dữ dội. Sau khi hội ý với Đại Úy Chiêu, tôi ngỏ ý xin Quận về đi với tôi như cận vệ. Từ đó, hai thầy trò tôi không rời khỏi nhau cho đến ngày đơn vị phải rả ngũ ở Căn cứ Sóng Thần, sau lời kêu gọi buông súng của ông Dương Văn Minh. Đếm hôm ấy, trong căn hầm trú ẩn, tôi lay hoay suốt đêm vì nước lũ dâng lên ngang lưng chiếc ghế bố nhà binh. Sáng hôm sau, trời tạnh hẳn mưa. Mặt trời chói lọi lên cao. Chung quanh vị trí đóng quân của Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn cả một vùng nước ngập trắng xóa. Đại đội địa phương quân biệt lập, tăng cường phòng thủ, đang hè nhau bủa lưới bắt vịt nước ngoài cánh động ngập nước. Họ phải xoay sở kiếm sống do đồng lương quá ít ỏi. Họ dùng những cây tre cao ngọn móc lưới đánh cá rộng lớn bủa ra một khoảnh mặt nước giửa đồng trống. Rồi một số chèo ghe xua đuổi đàn le le về hướng bẫy xập. Chờ đúng lúc đàn vịt nước đáp xuống, họ buông lưới ngả xuống rồi ập vào bắt sống. Không rỏ từ đâu, sau cơn lụt, khi nước ngập tràn lan ngoài đồng, vịt trời tập trung cả một đàn lớn đến nổi làm tối cả một vùng trời khi bay ngang. Nhiều vô số kể. Tôi lên ca-nô chèo ra xem và được biết họ bắt được cả một đàn chứa đầy khung sau của chiếc xe Dodge 4 để đem ra chợ bán. Đệ tử của tôi nhận quà vài con về nấu cháo. Cũng phải 2 ngày sau nước lụt mới rút hết ra biển. Cả Tiểu đoàn lại băt tay vào việc củng cố tuyến phòng thủ.

Phía bên kia chiến tuyến, bọn VC đã treo lên lại cả một dảy cờ của Mặt trận giải phóng. Trong khi, bọn lính trông rất trẻ nói đặc giọng Miền Bắc.Bên này, không có gí khác chúng tôi phải bỏ tiền ra mua sơn về vẻ lá cờ Vàng với ba sọc đỏ lên những tấm tôn nhặt được giửa thành phố đỗ nát Quãng Trị. Ngày đêm, VC cho phát thanh rầm rỉ qua các loa phóng thanh đến nổi tôi phải cho lệnh bắn tỉa phá loa mặc cho chúng phản đối. Ngày nào, tôi cũng chịu khó lặn lội đi dọc theo phòng tuyến thăm lính để tạo sự cảm nhận gắn bó giửa họ và người chỉ huy. Tôi cũng phải thu xếp về Huế là nơi trú đóng của Tiền trạm Tiểu đoàn.Nhóm quân tiền trạm chỉ gồm khỏng 10 người nhưng lo tiếp tế, cung cấp thực phẩm cho đơn vị hành quân, tiếp nhận quân số bổ sung, bảo toàn quân xa, quân dụng cơ hữu ngoài hành quân. Tiền trạm năm trong phạm vi của Trại Mang Cá Nhỏ của Sư đoàn I Bộ binh ở Huế. Khi nắm vững được tình hình đơn vị, tôi phải thu xếp về trình diện Đại Tá Ngô Văn Định là Lữ đoàn trưởng LĐ369 TQLC, đóng tại Mỹ Thủy. Bạn cùng khóa Võ Bị với tôi là Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc làm Lữ đoàn phó. Chúng tôi cũng phải giữ ý khi gặp nhau trước công chúng bởi cấp bậc và chức vụ. Nơi riêng tư, Phúc là người rất cởi mở, vui tính và tận tình với bạn. Tiếc thay, người anh hùng kiệt xuất của Quân Đội đã sinh bất phùng thời.

Một buổi sáng sớm, hai tuần sau khi tôi nhận đơn vị, Tùy viên Tư lệnh gọi máy cho biết ông Tướng sẽ ghé thăm. Tôi chuẩn bị phòng hội và cho lệnh đặt đơn vị trong tình trạng báo động ngừa bất trắc, rồi đích thân mang máy truyền tin và quả đạn khói màu xanh chờ đón ngoài khoảnh đất trống sát cạnh Bộ Chỉ Huy.

Vào khoảng 9 giờ 30 sáng, khi nghe tiếng cánh quạt Trực thăng sành sạch gần kề, tôi chạy ra bãi đấy trống, một tay cầm ống liên hợp máy truyền tin PRC25, một tay cầm quả lựu đạn khói màu xanh.Cũng cần nói rỏ là vị trí đóng quân của đơn vị tôi nằm kế cận một ngôi Nhà Thờ Thiên Chúa đã bị đỗ tháp chuông. Trong khi, tương tự phía bên quân CS cũng có một ngôi Nhà Thờ gảy đỗ tháp chuông. Vẫn nghe tiếng Trực thăng trên đầu, tôi nhìn quanh không thấy bóng dáng đâu cả. Chợt tôi phát giác ra chiếc Trực thăng đang hướng về phía ngôi Nhà Thờ bên phía địch quân. Tôi vôi bấm máy, nói lớn” Anh đổi hướng 6 giờ ngay lập tức. Chi tiết cho anh biết sau” Tôi ném ngay quả lựu đạn khói xuống bãi trống vừa khi chiếc Trực thăng chở Tướng Lân quay đầu lại. Vừa lúc, máy bay hạ cánh do bay thấp ngang ngọn tre. Tiểu đoàn của tôi đang còn trong tình trạng báo động. Đại úy Đan, Tùy viên, nhảy vội xuống Trực thăng. Tiếp sau là Tướng Bùi Thế L. trong cặp kiến cận dày cợm. Ông quay sang đá vào người Đại Úy Đan rồi quay sang hướng tôi đứng nghiêm chào. Ông móc bao thuốc Lucky ra rút một điếu gắn lên môi.Tay ông cầm bật lửa rung quá không sao lên lửa được. Thấy linh tráng quanh Bộ Chỉ Huy rình mò nhìn quan sát, tôi vội đưa tay mời ông vào căn hầm trú ẩn đạn pháo kế cận, rồi bật lửa mồi điếu thuốc cho ông.Tôi không ngạc nhiên lăm khi thấy ông mất bình tĩnh. Ngay lập tức, ông bảo tôi lấy chiếc xe Jeep ra với âm thoại viên và cận vệ rồi ra lệnh cho tôi đích thân lái xe chở ông về Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 369, qua con đường tắt băng đồng cát về Mỹ Thủy.Trong khi, chiếc Trực thăng chở Tư lệnh năm nguyên tại chổ chờ lệnh. Khi xong, tôi mới nghĩ ra ông e ngại VC pháo kích sang Bộ Chỉ Huy khi thấy có Trực thăng của ông đáp xuống nên rời ngay vị trí bằng xe thay vì lên may bay cất cánh. Lúc ấy, tôi nghĩ chắc bây giờ ông lên Tướng rồi nên thủ cẳng. Không lẽ, ông không có cái “DŨNG” tôi thiểu của một Sĩ quan TQLC. Từ đó, tôi lại càng bất phục trong lòng dù phải tuân hành lệnh trong Quân Đội. Dù sao, xuất thân là một SQ hiện dịch được đào tạo từ trường Võ Bị Đà Lạt, tôi biết tôn trọng triệt đễ kỹ luật của Quân Đội.

Được một tháng sau, theo kế hoạch chuyển quân tránh bị địch điều nghiên, đơn vị tôi bàn giao vị trí cho Tiểu đoàn khác. Sau khi 3 Đại đội tiền tuyến bản giao xong, tôi cho lệnh 2 Đại đội rút ra trước và chuyển bộ qua các đồi cát về hướng Mỹ Thủy.Tôi và Đại đội Chỉ Huy đi sau với 1 Đại đội tác chiến. Tiểu đoàn chúng tôi được lệnh bố trí dọc theo bờ biển Mỹ Thủy, làm Trừ bị cho Lữ Đoàn. Về đây coi như tạm nghỉ. Lo ngại nhất cho Tiểu đoàn trưởng là nằm gần hàng quán nhỏ của dân chúng đại phương và gần Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn, lính tráng bày trò nhậu nhẹt say sưa lại sanh chuyện rắc rối. Tuy dặn dò các Đại đội trưởng rồi nhưng tôi phải cho BCH tổ chức một toán tuần tiểu thường trực ngày đêm ngoài khu vực kế cận nơi đóng quân. Ai biết suy nghĩ cũng thấy người trai trẻ đã tình nguyện vào TQLC chắc cũng có máu ngông ngênh gì đó.Quan trọng nhất là cấp chỉ huy phải nêu gương và cứng rắn. Thượng bất chánh hạ tắc loạn. Dù sao, tôi cũng nhìn ra rằng dù là lính của một đơn vị thiện chiến, đàn em của tôi không phải là binh sĩ vô kỹ luật. Tuổi trẻ lại kề cận sống chết không biết lúc nào và xa gia đình, xa quê hương nên đôi khi đã hành động nông nổi thôi. Vì thế, tôi luôn luôn tìm cách sống thật gần với họ và chia sẻ tâm tình với họ hơn là lớn tiếng giáo điều.

Không biết bắt nguồn từ đâu, tôi chợt khám phá ra đám lính đặt cho tôi hổ danh Hitler khi tôi bất chợt ghé vào quán khi thấy một đám lính của mình đang ồn ào nhậu nhẹt.Họ chợt tung ra bỏ chạy ra cửa sau và la lớn: ”Hitler tới!”

Sau độ 2 tuần lễ đóng quân tại cửa Gia Đẵng, Mỹ Thủy, một sáng sớm, lính gác báo động cho biết thấy một chiếc tàu sắt chở hàng của VC đang lơ lửng ngoài cửa biển. Tin được báo lên Lữ Đoàn ngay lập tức.Vài phút sau, từ Bộ Chỉ Huy LĐ ở Mỹ Thủy, một chiếc Thiết giáp, do Lữ đoàn 1 Kỵ binh tăng phái chạy ra sát bờ biển. Theo tin đã được phối kiểm, đây là một tàu của Hải quân VC không rỏ lý do gì trôi dạt vào vùng trách nhiệm của duyên hải do Hải Quân Cộng Hòa trách nhiệm, cùng với Hạm Đội 7 Hoa Kỳ trên Biển Đông. Đại pháo từ trên pháo tháp của chiếc thiết giáp M48 đã bắn trực xạ vào tàu địch khá gần bờ. Tàu bị trúng đạn bốc cháy và dang bị chìm. Từ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn ở Hương Điền, Huế, toán Người Nhái TQLC mới thành lập đã được trực thăng võ trang đưa lên cửa biển chỉ trong vòng 15 phút sau. Đồng thời, một tuần duyên của Hải quân từ Thuận An cũng mở tốc lực chạy lên. Hóa ra đó là một tàu chở hàng tiếp tế lương thực cho VC đóng quân bên kia bờ Bắc sông Thạch Hãn, bị hư máy trôi dạt về Nam. Ngoài việc cưu vớt một số Thủy thủ đoàn sống sót, hàng tấn gạo và thịt heo hộp đã được kịp thời vớt lên tàu. Sau đó, Tiểu đoàn chúng tôi cũng được phân phối một số hộp thịt heo kho tàu và gạo của Trung Cộng mới tịch thu.

Sau ngày ký kết đình chiến, viện trợ Hoa Kỳ đã cắt giảm thấy rỏ tư lương khô đến xăng dầu và đạn dược. Đạn pháo bắn yễm trợ chỉ giới hạn vài ba quả. Xăng dầu chạy xe chỉ còn 1/3 so với trước đây. Tất cả mọi thứ tiếp liệu cho Quân đội điều bị cắt giảm gần như tê liệt. Hơn bao giờ hết, cấp chỉ huy phải tập họp lính để giảng giải cho họ biết giữ gìn và cần kiệm với những trang bị đang có trong tay. Chắc chắn sẽ còn một trận đánh quyết liệt nửa.Hiện tại, trên lưng người lính gày gò mang thực phẩm cho 3 ngày và 300 viên đạn trong Ba-lô.Trên vai, họ còn quày 1 ống Phóng chống xe Tăng M72 với 6 quả lựu đạn M26 gài quanh thắt lưng. Sau hơn 30 năm qua, với công tâm, tôi dám quả quyết một Tiểu đoàn VC không thể đánh lại một Tiểu đoàn TQLC được, trong thế trận địa chiến.

Cũng trong kế hoạch hóan chuyển quân trên tuyến đầu, một tháng sau, Tiểu đoàn 4 TQLC được lệnh nhập Quân Trường Đống Đa, gần Phú Bài, để huấn luyện bổ túc và chỉnh đốn hàng ngũ. Về đây, đơn vị được xem như dưởng quân nhưng cũng chính là lực lượng trừ bị cho Sư đoàn. Thời gian này, do kế hoạch được TQLC Hoa Kỳ chấp thuận, từ việc tái tổ chức Quân Đội, một số đơn vị Lực lượng Đặc biệt Biên Phòng, An Ninh Thiết Lộ và Quân cảnh được giải tán và bổ sung cho TQLC nhằm thành lập thêm một Lữ Đoàn lấy tên LĐ468TQLC. Mổi Tiểu đoàn phải lập thêm 1 Đại đội thứ 5 để chuẩn bị chuyển giao cho Tiểu Đoàn 14, 16 và 18 tân lập, dự trù hoàn tất vào đầu năm 1975. Như vậy, vào đầu tháng 3 năm 1975, quân số của Sư Đoàn TQLC lên hơn 16 ngàn tay súng.Một tháng huấn luyện bổ túc tại Trung Tâm Đống Đa là dịp tôi kết liền với đơn vị và tạo một mối gắn bó chặt chẻ giửa các cấp trong Tiểu đoàn.Ngoài giờ huấn luyện, đơn vị phải tăng cường kiểm soát an ninh và tuần tiểu để tránh linh tráng gây rắc rối với dân chúng địa phương. Trước năm 1968, do tuyên truyền của VC, người dân ở Huế gọi TQLC là “Lính Thiệu Kỳ”. Nhưng sau ngày TQLC góp công trong cuộc đánh đuổi CS ra khỏi Huế, vào Tết Mậu Thân, họ không còn gọi chúng tôi như thế nửa.Thật ra, chúng tôi là lính Việt Nam Cộng Hòa chứ không thể là “Lính Thiệu Kỳ” được.

Tôi nhớ thời gian này, tháng 1 năm 1974, Tôi chợt được tin Trung Cộng đã đánh chiếm đão Hoàng Sa, trước mủi Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ và trước cuộc phản công mãnh liệt nhưng vô vọng của Hải Quân Việt Nam Cọng Hòa. Vốn chỉ được giao những chiến hạm duyên hải sót lại từ thời Đệ II Thế Chiến có tầm hoạt động nắn và trang bị sơ sài, Hải Quân VNCH đành gánh chịu tổn thất và bó tay trước chiến thuyền của Trung Cộng, dù Hải quân Trung Cộng thuộc loại kém trên thế giới. Không nén được tức giận và căm thù, tôi đã dùng loa phat thanh trong quân trường thông tin và kêu gọi lòng yêu nước của họ trước sự xâm lăng của Tàu.

Hoàn tất thời gian huấn luyện hâm nóng, ở Trung Tâm Đống Đa, đơn vị tôi quay ra mặt trận Quảng trị. Khi về nằm ở Gia Đẵng, suốt ngày tôi xua quân mở rộng lục soát quanh khu vực về phía núi.Một đêm, toán phục kích ngoài ngọn núi cỏ trọc đã chận bắn hạ một toán VC xâm nhập với cả một túi đựng đầy tiên giấy 500 Đồng. Tôi chắc là bọn kinh tài đang len lỏi thu tiền dân chúng trong làng Hải Lăng. Từ đó, tin tức cho biết bọn VC tập kết sau năm 1968 đang dẩn bọn cán bộ Miền Bắc hàng đêm xâm nhập qua phòng tuyến của TQLC. Với quân sồ trải mỏng ra trên một địa thế rộng lớn, về đêm, việc kiểm soát rất khó khăn.Lúc ấy, Hoa Kỳ cũng đưa ra nhiều toán Kiểm Thính Truyền Tin mới được huấn luyện, để theo dỏi tin tức địch qua hệ thống máy liên lạc.Giửa tháng 4 năm 1974, do kế hoạch dưởng quân của Bộ Tổng Tham Mưu, các Tiểu đoàn tác chiến được luân phiên hoán chuyển về Hậu Cứ chỉnh trang. Lần này, tôi trở về Vũng Tàu hai tuần lễ với tư cách một Tiểu đoàn trưởng. Tăm thoát đã hơn 10 năm, khi tôi mới chân ướt chân ráo ra Trường Võ Bị về trình diện đơn vị mới.

Trong buổi tiệc khao quân ở Hậu Cứ, tôi kêu gọi mới tất cả những Thương Phế Binh gốc Tiểu đoàn 4 vào tham dự. Người bạn cùng học khóa Command & Staff ở Quantico là Trung Tá Joey Strickland, nay như Cố vấn trưởng Sư đoàn cũng mặc chiến phục TQLCVN đi xe xuống với chúng tôi. Tuy nhiên, khi chia tay, Joey cho biết đã nhận lệnh trở về Mỹ và khuyên tôi nên thu xếp cho gia đình vì chắc chắn Mỹ sẽ bỏ rơi Việt Nam.

Tuy biết thế nhưng trách nhiệm đơn vị của tôi vẩn còn đó. Tôi không làm gì được chỉ khuyên vợ con ở Sài Gòn cố gắng tự lo liệu. Do tỏ thái độ bất mãn khi trở về Bộ Tư Lệnh TQLCHK, tại Washington DC, Joey đã bị buộc phải giải ngũ rồi trở lại Trường Đại học ở Hawai nhờ vào quyền lợi của Sắc luật Động viên GI. Từ sau năm 1972, Tổng thống Thiệu đã giao hẳn TQLC cho Quân Khu I ngoài Quãng trị dù TQLC là một Sư đoàn Tổng trừ Bị của Quân Đội. Ngoài ra, do mối liên hệ giủa Tướng Khang cựu Tư Lệnh TQLC và Tướng Nguyễn Cao Kỳ, ông Thiệu cũng không muốn bất cứ Tiểu đoàn TQLC nào quanh quẩn ở Sài Gòn e ngại việc đão chánh. Về chiến lược, nếu Quân đội cứ dàn quân mỏng để giử lãnh thổ mà không có lực lượng trừ bị ứng chiến thì quả là một sai lầm quá lớn. Là lính chiến, chúng tôi chỉ tuân lệnh cấp trên, dù tốt hay xấu.

Trở ra vùng hành quân, Tiểu đoàn 4 TQLC được đưa vào chân núi Trường Sơn bàn giao tuyến phòng thủ. Nơi đây một cao địa được TQLCHK đặt tên là căn cứ Barbara còn in đầy dấu tích những cuộc chạm súng dữ dội từ năm 1971 và quân Nhảy Dù vào năm 1972.Phòng tuyến này nằm sát Trường Sơn, giáp với sông Mỹ Chánh về phía Bắc, nhìn thấy rỏ bằng mắt thường con đường xâm nhập từ Miền Bắc mới mở vào Nam, được VC gọi là Trường Sơn Đông.

Qua khỏi chiếc cầu bắt ngang sông Mỹ Chánh, Quãng Trị, về phía Bắc, con đường trải đá từ Quốc Lộ I chạy ngoằn ngoèo qua những ngọn núi cỏ trọc về hướng Tây dẩn vào chân rặng núi Trường Sơn, còn lưu lại đầy dấu tích chiến tranh sau trận chiến khốc liệt năm 1972. Khi cho quân mở rộng tầm lục soát quanh vị trí phòng thủ, trên một chỏm núi chỉ toàn cỏ tranh cao ngang ngực người lớn, một Tiểu đội CS nằm chết còn nguyên đội hình đã được khám phá. Thoạt nhìn vào, xác chết còn đủ quân phục màu xanh của Trung Cộng và vũ khí. Có lẽ, toán quân này bị phi cơ bắn hạ tại chổ, vào năm 1972. Khi tôi cầm chiếc gậy đụng nhẹ vào xác chết, mãnh quần áo đổ vụn xuống thành tro bụi. Vào sát chân núi, trong khu rừng rậm, cả một đoàn xe 4 chiếc Molova bị băn cháy dọc theo một khe suối chỉ còn sườn sắt chơ vơ. Quan sát kỷ cây cối trong rừng, hầu như thân cây nào cũng ghim đầy mủi tên sắt nhỏ dài chừng 2 phân được bắn ra từ quả bom thả xuống từ máy bay.

Cả một khu rừng già khô héo vì thuốc khai quang rải xuống. Tiểu đoàn 4 TQLC, với quân số tham chiến gần 750 tay súng, được trải quân dài theo phòng tuyến đối diện với quân CS nhìn thấy được bằng mắt thường. Thiếu tá Phạm Văn Tiền, Tiểu đoàn phó phải lên nằm với một Đại đội tác chiến ngay trên ngọn núi Barbara. Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn trấn đóng trên một ngọn núi cỏ trọc phía sau, cách chạm tuyến non nửa cây số, gần một Pháo Đội 155 ly của TQLC. Với cường độ gia tăng xâm nhập quấy rối, sau lưng phòng tuyến về đêm, ngoài việc gia tăng tuần tiểu và phục kích, Tiểu Đoàn 4 còn được tăng phái Đại đội Địa phương quân 110 Biệt lập của Huế để bảo vệ lộ trình từ Quốc Lộ I vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Do quân số cơ hữu đã được dàn ra trên phòng tuyến, tôi quyết định giao cho Đại đội 110 ĐPQ chịu trach nhiệm giữ an ninh trục lộ, từ Quốc lộ I vào đến Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn.Gần đây, toán quân mở đường hang ngày đã khám phá ra vài gói mìn chôn vội trên đường, được bọc kín trong một gói ny-long đen sản xuất từ Trung Cộng. Rỏ ràng, trong đêm tối VC đã xâm nhập, lén lút chôn mìn phá rối. Khi đến thanh tra Đại đội 110 tôi mới khám phá ra quân số tham chiến không đến 60 người. Hỏi ra mới biết, tuy trên giấy tờ quân số hơn 100 nhưng một số không hiện diện theo yêu cầu của Tiểu khu phó, Tham Mưu Trưởng Thừa Thiên.Nói vắn tắt là lính ma, lính kiểng do tham ô nhũng lạm. Không làm sao hơn, tôi cho biết họ nằm bên trong phòng tuyến của TQLC nên không lo ngại bị tấn kích lớn nên có thể linh động bố trí quân và tổ chức tuần tiểu và phục kích ban đêm chỉ ngừa bọn VC xâm nhập đặt mìn trên trục lộ.

Một lần, trên đường đi họp vào buổi sáng, tôi kịp thời khám phá ra một gói mìn bọc kín bao ny-long, dấu chìm dưới vủng nước đọng trên đường sau một đêm mưa. Tôi bảo tài xế dùng một cây que dài với đoạn kẻm móc ra lề đường rồi dùng súng phá nổ, khiến cho Trung Úy Đại đội trưởng ĐPQ thất kinh sợ quở trách. Vào khoảng tháng 6 năm 1974, cũng một buổi sáng trời nắng tốt chợt Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn, năm phía Bắc sông Mỹ Chánh, bên cạnh QL I bị CS pháo tuy chưa gây tổn thất. Nghĩ ngay đến việc có thể CS đã cho Toán Tiền sát Pháo nằm sau lưng diều chỉnh pháo kích, TĐ4 TQLC lập tức cho quân lục soát ngôn núi cỏ trọc về phía Tây. Không bao lâu, trong tiếng đạn pháo vẩn nổ gần cầu Mỹ Chánh, lính TQLC đã bắn hạ một toán 3 tên VC tiền sát nằm ẩn trên đĩnh núi. Trong ấy, có cả một Thiếu Úy với giấy tờ của quân chính quy Bắc Việt và một máy truyền tin Trung Cộng còn mới nguyên. Lúc ấy, Pháo của CS mới ngưng bắn, từ phía chân núi Trường Sơn. Là lính chiến tuy không biết nhiều về cái gọi là chính trị nhưng để tự bảo vệ mình chúng tôi biết là khọng thể tin vào Hiệp định Paris và Ủy Hội Kiểm Soát Đình chiến. Từ đĩnh núi trêb căn cứ Barbara, ngày đêm bằng mắt thường TQLC chứng kiến từng đoàn người và xe cùng Đại pháo từ phía Bắc lũ lượt và ngang nhiên kéo vào Nam. UH Quốc Tế KSĐC chẳng có hành động gì dù được báo cáo. Tôi nhớ Henry Kissinger thường dùng chử Fair Play khi nói về trận chiến Việt Nam. Hóa ra ông quá ngu ngơ hay cố tình ngu ngơ để chơi công bằng với CS đầy gian trá quỹ quyệt. Trong bàn cờ Tướng chỉ có đám con Chốt thí mạng. Anh em chúng tôi chính là những con Chốt không hơn không kém. Có lần, tôi và bạn tôi là Nguyễn Đằng Tống, nay là Lữ Đoàn Phó LĐ147, đã chuyện trò với nhau về cuộc chiến. Anh em tôi nhất quyết đánh cho tới cùng, dù phải rút quân về tận Đồng bằng Sông Cửu Long hay chạy ra tới Phú Quốc. Nhưng có quá mhiều việc ngoài tầm tay của anh em chúng tôi. Giờ này, chúng tôi không còn có ai hơn ngoài những người lính TQLC gan dạ và trung kiên ngoài trận địa ngày một ác liệt. Ác liệt hơn cả những gì người ta thực hiện trên màn ảnh chiếu phim. Tôi luôn tìm cách sát cánh bên người lính để họ vững tay súng.

Điều làm cho chúng tôi lo ngại nhất, trong cuộc đụng độ sẽ đến, là trận địa pháo của CS. Với đại bác 100 ly, 120 ly và 130 ly đặt trên chiến xa lưu động, chúng có thể tập trung hỏa lực trên một diện tích 100 thước vuông, cùng một lúc với 3 loại đạn nổ chụp, chạm nổ và nộ chậm. Gần như không cần đợi nhắc nhở, người lính đào bới cẩn thận hầm hố và giao thông hào dọc theo phòng tuyến. Có lúc, anh em chúng tôi chợt tĩnh nhận thức ra bỗng dưng mình trở thành Địa phương quân từ sau năm 1972, trong khi TQLC vốn là một lực lượng Tổng trừ Bị của cả Quân Đội. Đa số lính TQLC xuất thân từ Miền Nam. Cường độ VC xâm nhập vào Quãng Trị và Huế ngày càng tăng thấy rỏ.Các đơn vị Địa phương quân đang được nâng lên cấp Liên Đoàn nhưng chưa hữu hiệu trong việc bảo vệ lãnh thổ, sau lưng phòng tuyến của TQLC, chỉ tạo cơ hội cho một số người chụp cơ hội thăng quan tiến chức.

Vào những thập niên năm 1980 và 90, ở trên đất Hoa Kỳ, tôi cùng nhiều người đã được xem một loạt phim và truyền hình với nhân vật điện ảnh RAMBO. Tất cả đều chỉ như giả tưởng.Một điều có thể đoan quyết là nếu thực sự Mỹ có một nhân vật Rambo, anh ta sẽ là người ngã xuống đầu tiên khi đi vào chiến địa do đạn bắn tỉa của VC vì dáng vẻ “Kiến càng” và hoa lá cành của anh ta. Chỉ có những ai đánh giặc mồm mới thích tự nhận mình là Rambo. Từ đây, tôi chợt nhớ câu chuyện của một người lính TQLC trong trận Bình Giả. Một năm sau ngày nổ ra trận Bình Giả, tôi đang làm Đại đội trưởng Đại đội 202 Quân Cảnh TQLC tại Trại Lê Thánh Tôn, ở Sài Gòn. Hạ sĩ Nguyễn Hiệp nguyên phục vụ trong Đại đội của tôi đánh trận Bình Giả, tìm đến thăm tôi. Anh vừa được Hội Đồng Y Khoa của Tổng Y Viện Cọng Hòa phân loại cho giải ngũ. Anh kể chuyện đại ý là anh đã bị trúng tất cả 12 phát đạn của VC trong trận đánh. Do đạn không trúng yếu huyệt nên anh không chết. Ngày hôm sau trận đánh, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đã được trực thăng vận vào Bình Giả. Họ đã phối hợp với quân số còn lại của Tiểu đoàn 4 TQLC trở vào trận địa cứu người bị thương và lấy xác tử sĩ. Sau đó, Hiệp được trực thăng di tản về Quân Y Viện Cọng Hòa cùng với một số thương binh. Do số thương binh quá nhiều, Hạ sĩ Hiệp đã bị ngất xỉu khi về đến Quân Y Viện. Toán Lựa thương thấy thân thể Hiệp đầy vết đạn tưởng đã chết nên đem bỏ vào Nhà Xác. Nửa đêm, quá lạnh, Hiệp thức tỉnh rồi rang sức bò ra ngoài cửa Nhà Xác. Đám lính thương binh đang đứng tán gẫu nhìn thấy ngỡ ma bỏ chạy hết. Mãi một lúc sau, mới có Y Tá trở lại mới biết Hiệp chưa chết vội khiêng vào Phòng Cấp Cứu. Với 12 phát đạn trên người khó có thể sống được nhưng Hiệp đã sống còn rồi được chửa trị gần một năm. Hiệp ghé tăm tôi để từ giả trở về quê ở Trị Tâm , Bình Dương, với tinh thần vẫn còn đầy lạc quan và vui vẻ. Thêm một lần nửa, cho thấy sức mạnh của ý chí con người khi cần có thể vượt qua những trở lực về thể chất.

Trong thời gian giử phòng tuyến dưới chân rặng núi Trường Sơn, cách Quốc Lộ I về phía Tây độ 5 cây số, một buổi sáng, sau 8 giờ, đột nhiên tôi nhận được lệnh sẳn sàng tiếp Tư Lệnh ghé thăm Bộ Chỉ Huy. Vừa lúc đã chuẩn bị đơn vị trong tư thế báo động, VC bỗng dưng câu pháo vài trái vào phòng tuyến Đại đội 1, cách Bộ chỉ huy Tiểu đoàn chừng 2 cây số đường chim bay. Tôi lập tức báo cáo cho Tùy Viên Tư Lệnh và Lữ Đoàn. Lúc này việc phản pháo bằng Pháo binh do Lữ Đoàn quyết định.Tôi nhất quyết không chịu trận nên ra lệnh cho Súng cối 81 ly cơ hữu bắn trả lại vào vị trí đóng quân của VC có thể nhìn thấy với mắt thường. Do cẩn tắt Tư lệnh chuyển hướng Trực thăng đi nơi khác. Chỉ vài ngày sau, vào khoảng 10 giờ sáng, vừa được tin từ Sĩ quan Hành Quân của Tiểu đoàn cho biết Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I sẽ ghé thăm đơn vị. Vừa mặc trọn vẹn chiến phục, tôi đã thấy chiếc trực thăng của Trung Tướng Trưởng đáp xuống ngay bãi đáp. Vội vàng chạy ra, tôi đứng nghiêm đưa tay chào thì Trung Tướng Tư Lệnh ngoắc tôi lên phi cơ. Chiếc trực thăng cất cánh bay sà vế hướng chạm tuyến.

 Trung tướng Trưởng đầu đội nón sắt, nai nịch súng đủ bộ quay nhìn tôi hơi nhếch mép cười và đưa tay vổ lên vai tôi như trấn an và tỏ thân tình. Với tốc độ của trực thăng, chỉ trong vài phút, máy bay đã vượt qua phòng tuyến của Tiểu đoàn tôi. Tôi vội nói lớn với :” Thưa Trung Tướng, mình đã bay qua vùng đất của địch” Trung Tướng Trưởng vẩn bình thản gầt đầu nhìn xuống. Phía dưới đất, tôi thấy bọn VC chạy lăng xăng. Vừa lúc, chiếc Trực thăng chở Trung Tướng Trưởng đã vòng trở lại phòng tuyến của TQLC. Tôi không tỏ ra sợ sệt vì đang ngồi chung trên chiếc phi cơ của Trung Tướng Trưởng. Nhưng tôi thấy trong lòng dâng lên niềm cảm phục. Người làm Tướng tối thiểu phải có cái Dũng, nhất là một vị Tướng đã từng cầm quân một Tiểu đoàn Nhảy Dù thiện chiến. Tuy chỉ là một Tiểu đoàn trưởng TQLC nhỏ nhoi so với một vị Tư Lệnh Quân Đoàn nhưng tôi biết chắc rằng nếu Quân Đội gồm toàn những vị Tướng dũng mãnh như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng dù có bỏ thây nơi chiến địa tôi cũng cam lòng. Đấy là lần đầu tiên tôi được gặp Trung Tướng Trưởng. Lần sau, tôi gặp lại ông trong cuộc lui binh đầy bi thảm và khốc liệt trên bờ biển Non Nước ở Đà Nẵng, ngày 29 tháng 3 năm 1975.Khi định cư ở Virginia, tôi thăm gặp ông hai lần tại nhà riêng ở Falls Church, Virginia, với dụng ý tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy để Quân Đoàn bị tan rả. Nhưng ông luôn gạt đi cho đến ngày ông từ giả cỏi trần

Sau đó, một đêm tối trời, VC bất thần xua quân đánh tràn qua phòng tuyến của Tiểu Đoàn 6 TQLC, nằm ở phía Nam sông Mỹ Chánh, dọc theo chân núi, giáp với phòng tuyến của Tiểu đoàn 4. Chúng khai chiến bất ngờ vào nửa đêm, dù lệnh ngưng chiến chưa ráo mực. Trong vài tiếng đồng hồ sau , lực lượng chính quy của CS bị đẩy lui bỏ lại một số vũ khí. Tiểu đoàn 6 bị tổn thất nhẹ. Có lẽ, VC muốn đánh thăm dò nhưng không ngờ gặp sức phản công nhanh lẹ. Nếu không chúng cũng lấn chiếm được một phần lợi thế chiến thuật. Anh em chúng tôi không ai buồn bận tâm đến chuyện gì đang xảy ra ở Sài Gòn nhưng biết chắc sẽ đánh nhau quyết liệt. Lúc này, Đại Tá Nguyễn Thế Lương, Lữ đoàn trưởng đi học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu tại Long Bình, Biên Hòa. Hai người bạn cùng khóa Võ Bị với tôi lên nắm quyền chỉ huy. Trung tá Đỗ Hữu Tùng giử chức vụ Lữ Đoàn Trưởng và Lữ đoàn Phó là Trung Tá Nguyễn Đằng Tống. Trong công vụ tôi biết tôi phải xử sự với họ như hai cấp chỉ huy. Do tình bạn đã vun bồi đậm đà từ ngày còn trong trường Võ Bị cho đến lúc sống chết bên nhau nên nơi riêng tư chúng tôi thân nhau như anh em ruột thịt. Trở lại chiến trường sau nhiều năm phục vụ ở hậu phương, ngoài kiến thức về tham mưu tôi cần phải học hỏi thêm nhiều tư người lính trở lên. Cường độ chiến tranh nay đã tăng lên khốc liệt. Ngoài việc đối đầu với quân chính qui CS trang bị vũ khí tối tân của khối CS Quốc tế gồm Đại pháo 30 ly với tầm xa hơn 20 cây số và Thiết giáp T54, đơn vị còn phải ngày đêm truy lùng bọn VC xâm nhập lén lút quấy rối, đặt mìn bẩy.Rõ ràng, dưới chế độ kềm kẹp thẳng tay của CS Miền Bắc, quân lính VC chỉ có mổi một con đường là lao vào Miền Nam dù phải bỏ thây nơi rừng thiêng nước độc.

Trong khi, các Tiểu đoàn Địa phương quân đã được nâng lên cấp Liên đoàn nhưng chẳng giúp ích gì được phần lãnh thổ nằm sau phòng tuyến của TQLC.

Vào khoảng tháng 6 năm 1974, kế hoạch thành lập thêm Lữ Đoàn 468 TQLC được chấp thuận. Ngoài quân số 870, mổi Tiểu đoàn tác chiến trách nhiệm thành lập thêm 1 Địa đội thứ 5 để chuyển giao cho Tiểu đoàn tân lập. Trung tá Nguyễn Văn Cảnh xuất thân khóa 16 Võ Bị, bàn giao Tiểu đoàn 3 cho Thiếu tá Nguyễn Văn Sử, Khóa 20 Võ Bị để lập Tiểu đoàn 14 TQLC. Thiếu Tá Đinh Xuân Lãm, Khóa 17 VB giao Tiểu đoàn 5 cho Thiếu tá Phạm Văn Tiền Khóa 20 VBnguyên là Tiểu đoàn phó TĐ4TQLC. Người Sĩ quan Hành quân Huấn Luyện xuất sắc của Tiểu đoàn 4 là Đại Úy Nguyễn tri Nam được thăng cấp Thiếu tá lên thay Thiếu tá Tiền. Nam xuất thân từ khóa 22 Võ Bị. Theo kế hoạch, Thiếu tá Lãm thành lập Tiểu đoàn 16 TQLC. Hai Tiểu đoàn này đã thành hình tại Căn cứ Sóng Thần ở Thủ Đức. Tôi được lệnh sẽ bàn giao đơn vị cho Thiếu Tá Đinh Long Thành gốc Khóa 19 VB để thành lập Tiểu đoàn 18 TQLC. Riêng trong binh chủng TQLC, tiếp theo chân của các cựu Sinh viên sĩ quan Võ Bị khóa 16 lại là khóa 20, gồm các Thiếu Tá Phạm Cang, Phạm Văn Tiền, Lê Quang Liễn, Nguyễn Cao Nghiêm, Nguyễn Văn Sử.

Cũng trong thời gian này, trong một buổi nghe thuyết trình về “Kế hoạch diệt Chốt VC” tại Bộ Chỉ Huy của một Trung Đoàn của Sư Đoàn I Bộ binh, chợt có một Sĩ quan trẻ mang lon Trung Tá đến đứng nghiêm đưa tay chào tôi. Tôi vội đưa tay chào lại vừa nghe vị Sĩ quan này nói lớn :”Chào Niên Trưởng, tôi là Hoàng Mão Khóa 20” Trung tá Hoàng Mão là Trung đoàn Trưởng nhưng vẩn giữ truyền thống khóa đàn em và khóa đàn anh của Võ Bị khiến cho các Sĩ quan khác vừa ngạc nhiên vừa thầm phục.

Bây giờ, khi đánh giặc chúng tôi thường nhận ra nhau. Trên không trung có Trung tá Cao Quãng Khôi của Phi đoàn 213 Trực thăng. Ngoài biển có Hạm trưởng Nguyễn Duy Long, Nguyễn như Phú, Nguyễn Hồng Diệm, Hoàng Viết Thanh.Bên Lực lượng Nhảy Dù, có Lữ đoàn trưởng Lê Minh Ngọc, Trần Đăng Khôi, Tiểu đoàn trưởng Bùi Quyền nguyên Thủ Khoa khóa 16, Phạm Kim Bằng, Trần Như Tăng. Anh em chúng tôi chia nhau gánh nặng của cuộc chiến trên đôi vai.

Theo thời hạn , Tiểu đoàn 4 TQLC bàn giao tuyến phòng thủ để di chuyển về Phong Điền, Huế đặt dưới quyền của Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù. Trung Tá Nguyễn Thu Lương được đưa đi học Khóa CH&TM ở Long Bình nên Trung Tá Lê Minh Ngọc xuất thân Khóa 16 Võ Bị lên thay thế.Tiểu đoàn 4 TQLC được tăng phái Tiểu đoàn 130 Địa Phương Quân Huế để giữ phòng tuyến phía Tây của Cây số 17, từ bờ Bắc con sông Bồ lên tiếp giáp với Tiểu đoàn 7TQLC. Bên bờ Nam của sông Bồ là tuyến phòng thủ của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù dưới quyền chỉ huy của Trung tá Bùi Quyền nối với Sư đoàn I Bộ binh. Phía Bắc sông Bồ là phòng tuyến của Tiểu đoàn 5 TQLC tiếp giáp với TĐ4 TQLC. Sau năm 1972, thực tế Sư Đoàn Nhảy Dù là lực lượng Tổng Trừ Bị duy nhất của Quân Đội, trừ Lữ đoàn 3 ND tăng phái cho Sư Đoàn TQLC. Nay Lữ đoàn 3 cũng chỉ còn Tiểu đoàn 5 ND do tình hình căng thẳng ở mặt trận Thường Đức tại Đà Nẵmg. Nhìn chung, các Đại đơn vị của Việt Nam Cọng Hòa đều bị căng ra trên suốt lãnh thổ để ngăn quân CS lấn chiếm, như chúng đã xua cả một Sư đoàn chính qui được tăng cường Thiết giáp T54 cố chiếm An Lộc.Ngay cả lực lượng Tổng Trừ bị vốn đã ít ỏi lại phải phân tán nhỏ chống đở các mặt trận An Lộc, Thường Đức. Quân CS với nguồn tiếp vận gần như vô hạn từ Nga và Trung Cộng đã ngang nhiên lấn chiếm những cứ điểm trọng yếu chiến thuật, trước sự bất lực của Ủy Hội Kiểm Soát Đình Chiến Quốc Tế và quay lưng của nước Mỹ đồng minh đã mệt mỏi. Do kinh nghiệm máu xương trong trận chiến năm 1972, dù đã hồi cư phần nào, nhưng người dân Quãng Trị vẩn còn ở thế chân trong chân ngoài. Dấu vết tang thương của “Đại lộ Kinh hoàng” vẩn còn sờ sờ trước mắt và còn mãi đến nagỳ nay và mai sau. TQLC đã phần nào đem đến cho người dân sự an tâm khi họ còn hiện diện. Bỗng dưng, TQLC trở thành một lực lượng diện địa, mất khả năng lưu động của một Đại đơn vị Tổng trừ bị với quân số đến 16 ngàn tay súng.

Cũng có dư luận bảo rằng do cựu Tư lệnh TQLC là Trung Tướng Lê Nguyên Khang có mối liên hệ chặt chẻ với Tướng NC Kỳ, từ sau ngày 1/11/63, nên Tổng thống Thiệu không muốn có đơn vị TQLC lanh quanh gần Sai Gòn vì sợ bị đão chánh. Sau ngày TQLC tái chiếm Cổ thành Quãng Trị, vào ngày 15/9/1972, việc trao phó trấn giữ vùng địa đầu là “Danh chính ngôn thuận” Trên thực tế, hành động này nông cạn và thiếu tầm nhìn chiến lược. Ngay một cấp chỉ huy cấp nhỏ cũng nhận thức được. Đánh trận lớn hay nhỏ gì cũng phải có trừ bị để ứng phó với những tình huống trên chiến trường.

Tiểu đoàn 4 TQLC với TĐ130 ĐPQ Huế tăng phái đóng một phòng tuyến trải dài trên một dải địa hình cao nhìn về chân rặng núi Trường sơn, qua một khe đồng bằng rộng độ 500 thước, giáp với xóm làng dọc con sộng Bồ. Từ Huế đi ra Quãng Trị, sau khi vượt cầu bắt ngang sông Bồ, con đường Quốc lộ I quanh lên ngọn đồi cao với đường sắt song song phía bên phải. Bộ Chỉ Huy TĐ4 chế ngự ngay trên đĩnh với hệ thống giao thông hào và hầm tránh pháo kích lệch về phía bình nguyên Phong điền nối ra Quãng điền vốn là nơi còn lăng mộ của Triều Chúa Nguyễn. Chính trên dải đất này, vào tháng 5 năm 1966, Trung tá Lê Hằng Minh với Tiểu đoàn 2 “TRâu Điên” đã bất ngờ bị VC phục kích. Do địa hình trống trải, chỉ có đồng cỏ lác và bụi cây lấp xấp hai bên trục lộ, Tiểu đoàn VC đã bị phản phục kích quyết liệt do 3 Đại đội tác chiến lọt ngoài vòng phục kích. Số quân VC rút chạy về núi Trường sơn đã bị xe Thiết vân Ontos của TQLC Hoa Kỳ từ căn cứ Hòa Mỹ bọc vòng hạ sát không còn một mống. Trung tá Lê Hằng Minh ngồi trên chiếc xe Jeep chạy giửa đoàn xe với mui mở trần còn treo vòng hoa ngay đầu xe cùng cới cặp lon Trung Tá TQLC màu bạc trắng hiển nhiên đã trở thành mục tiêu cho các họng súng phục kích nhắm vào. Tiểu đoàn phó là Thiếu tá Nguyễn Văn Hay, tự Hai Chùa, đã điều động quân phản công lấy lại thế chủ động chỉ trpng vòng nửa giờ giao chiến. Trung tá Lê Hằng Minh khi hy sinh đền nợ nuớc chỉ mới vừa ngoài 30 tuổi đời và còn độc thân, đã dành trọn đời mình trên khắp các mặt trân với nhiuề chiến công hiển hách. Chính ông là người chỉ huy Tiểu đoàn 2 TQLC đánh cho một Tiểu đoàn VC tan rả ở Phù Cát, Tam Quan, Bình Định khiến chúng hoãng sợ gọi là “Trâu Điên”. Dù là Trung Tá Tiểu đoàn trưởng, tài sản của ông không có gì ngoài chiếc đản Guitar và vài bộ chiến phục so với những ông Trung Tá ở hậu phương có nhà lầu, xe hơi, tiền của rủng rỉnh.

Giai đoạn này, Tiểu đoàn 4 TQLC phải lo an ninh sau lưng ngoài trận tuyến đối đầu với CS phía trước. Việc đầu tiên tôi phải làm là xuống tận phòng tuyến của các Tiểu đội để xem xét và nắm vững địa thế. Từ sáng, tôi cung với hai “Đệ tử” mang máy truyền tin và cận vệ lội bộ xuống nơi đóng quân của Tiểu đoàn 135 ĐPQ Huế rồi đi dọc theo phòng tuyến của các Đại đội cơ hữu, vừa quan sát vừa thăm hỏi từng người lính. Nơi đóng quân của họ, qua tháng năm dài trên tuyến đầu, không có gì nhiều ngoài chiếc võng treo trên hai thân cây cạnh giao thông hào bới lên chỉ toàn đá sỏi và chiếc ba- lô với nồi niêu cũng treo trên cành cây. Hàng tuần, Tiền trạm của Tiểu đoàn mua thực phẩm tươi từ Huế mang ra với gà vịt sống và rau tươi. Có người lính buồn tình mua một con vịt về cột giây ngay bên võng nằm. Hàng ngày, chàng ta cầm sẻng đi trước cuốc xuống đất bới trùn, con vịt lẹt bẹt chạy theo sau mổ rỉa lia lịa. Con vịt mập tròn khiến anh Y Tá Đại đội nẩy ra sáng kiến dùng kim chích rút máu từ cánh vịt ra làm tiết canh.Chổ nằm của Sĩ quan Đại đội trưởng cũng không hơn gì, ngoài chiếc băng ca thay giường năm cho thẳng lưng. Vào mùa mưa lũ, nấu ăn giửa rừng không dùng được bếp đào dưới đất phải treo trên ba cây que rồi mhóm lửa dưới tấm poncho. Vào mùa Hè, gió nóng từ Lào thổi qua hừng hực lại thêm muổi và bù mắt sinh sôi bám theo hơi người. Đời người lính chiến thật đầy gian khổ và sống chết cận kề.

Tuy trong Quân đội có cấp bậc và kỹ luật sắt thép nhưng người chỉ huy phải tự tạo ra mối gắn bó thân tình và uy thế lãnh đạo với thuộc cấp bằng chính trong lòng của mình, từ quả tim và khối óc. Các buổi sinh hoạt và huấn luyện hàng ngày sẽ giúp cho đơn vị sống động và luôn ở tư thế sẵn sàng. Ngoài các vị trí tác xạ chuẩn bị trước của Pháo Đội 105 ly TQLC, các đơn vị Súng Cối 81 và 60 ly cơ hữu của Tiểu đoàn cũng phải điều chỉnh sẵn trên các mục tiêu ngay trước phòng tuyến của các Đại đội.

Lúc này, hầu như ban đêm đơn vị phải đặt các tổ phục kích và gài mìn Claymore trên những đường mòn để chận đứng VC xâm nhập. Có đêm, sau tiếng mìn nổ vang dội là tiếng la khóc của nữ VC lén lút về Quãng điền tư trên núi. Từ khoảng tháng 6 năm 1974, có rất nhiều dấu hiệu VC hoạt động gia tăng. Bất ngờ thêm một lần nửa chúng đánh tràn qua tuyến phòng thủ của Tiểu Đoàn 5 TQLC sát bờ sông Bồ nhưng chúng bị đẩy lui ngay trong đêm. Bọn Tiền sát Pháo của VC từ trên núi cao, thỉnh thoảng đã bắt đầu nả pháo vào vị trí của Tiểu đoàn 4 TQLC. Nhờ giải mã được thông tin trên máy truyền tin của VC, ngay khi bị pháo, Tiểu đoàn đã dùng Cúng Cối 81 ly băn vào những điểm khả nghi của bọn Tiền sát khiến chúng phải ngưng ngay pháo kích. Đặc biệt, xóm làng của cố Tướng VC Nguyễn Chí Thanh bên bờ sông Bồ bị lảnh đạn khói cảnh cáo trước.

Từ trung tuần tháng 3 năm 1975, với khối lượng vũ khí của CS Nga và Tàu tràn ngập xuống Miền Nam trên hai trục lộ Đông và Tây Trường Sơn, được mệnh danh là đường mòn Hồ Chí Minh, CS Bắc Việt đã không ngần ngại ngày đêm nả pháo liên tục vào các vị trí đóng quân của TQLC cũng như Thiết Đoàn I Kỵ Binh và Tiểu Đoàn 175 ly ở phía Nam sông Bồ. Chúng đã dùng sức dân công và cơ giới đào móc vào chân núi những hầm chứa Khẩu đội Đại bác 130 ly. Súng được kéo ngay vào hầm sau khi tác xạ để tránh phản pháo.Do kinh ngiệm từ trận chiến tháng Tư năm 1972, nơi đóng quân của TQLC đều được đào hầm cẩn thận từ hố cá nhân đến hầm Bộ Chỉ Huy. Tuy nhiên, lần này VC sử dụng cả 3 loại đạn pháo kích, từ cở 100 ly đến 120 và 130 ly, loại nổ chụp từ trên không xuống, chạm nổ ngay trên mặt đất và nổ chậm sau khi đầu đạn chui sâu xuống lòng đất. Khi hai đơn vị chạm súng trên chiến tuyến, người lính còn biết cách né tránh. Nhưng khi nghe tiếng nổ khởi động, người ta vẫn quen gọi là tiếng “Đề Pa” theo Pháp ngữ, khó có thể lường được quả đạn rơi nơi nào. Lại còn quả đạn loại gì: nổ chụp, chạm nổ hay nổ chậm. Quả đân pháo cũng dể gây chấn động tâm lý hơn là đạn súng nhỏ. Khi nghe tiếng “ụt…ụt” dưới đất mới biết quả đạn nổ chậm. Tiếng nổ sâu dưới lòng đất làm rung chuyển như bị động đất. Từ cao điểm An Lỗ, tôi ngồi chứng kiến VC dập cả ngàn quả đạn pháo lên vị trí doanh trại của Tiểu đoàn Pháo Binh 175ly, trong khi Đài Phát thanh BBC của Anh quốc loan báo là 4 ngàn quả đạn pháo. Nhờ khẩu Pháo đặt trên xe bánh xích nên họ đã kịp thời di chuyển ra ngoài phạm vi doanh trại, trong khi VC cứ tiếp tục san bằng mục tiêu. Nhờ Đại đội phía trước báo cáo kịp thời, Pháo Binh của TQLC đã tập nả phản pháo nhanh chóng, khi Pháo 130 ly của VC còn nằm ngoài hầm trú ẩn, với những loạt đạn TOT( Target On Time). Tức là dùng cả 3 loại đạn Pháo tính toán làm sao cho nổ cùng một lúc trên mục tiêu. Hơn nửa, Pháo của VC luôn phải nhờ vào Tiền sát viên điều chỉnh nên suy đoán được vị trí khả hữu của Tiền sát viên cũng giúp giải quyết được trân địa Pháo như đơn vị đã diệt được 1 toán TSV VC ở bờ Bắc Sông Mỹ Chánh trước đây.

Dù sao, khi VC bắt đầu trân địa Pháo để cướp tinh thần và gây tỗn thất, chúng tôi cũng biết nằm chờ cuộc tấn kích trên bộ. Sau ngày Hoa Kỳ ngưng viện trợ, việc tiết kiệm đạn dược càng trở nên quan trọng. Tất cả mọi nguồn tiếp vận đều bị hạn chế đến mức khôi hài. Chẳng khác nào người Vỏ sĩ bị trói 1 tay khi giao đấu với địch thủ. Từ người khinh binh cũng phải được dạy không được xiết cò súng khi chạm địch mà phải biết nẩy cò từng 3 viên thật hiệu quả..Trên lưng một chiến binh TQLC, vào lúc này, ngoài ngoài quân trang và thực phẩm đủ ăn trong 3 ngày, còn phải mang 300 viên đạn M16 rời, từ 4 đến 6 quả lựu đạn và 1 ống phóng chống Tăng M72. Tổng cộng cũng đến gần 50 kí lô trên lưng 1 người lính nhỏ thó khiến cho người lính Mỹ to con rất ngạc nhiên. Sau năm 1972, người lính TQLC rất tự tin khi sử dựng ống phóng chống xe Tăng M72.Thẳng thắn mà nói, một Tiểu đoàn VC không thể đánh thắng một Tiểu Đoàn TQLC được, về mặt chiến thuật. Về chiến lược, TQLC là một Đại đơn vị Tổng trừ Bị của cả Miền Nam, bị đem ra tận giới tuyến sử dụng như một lực lượng địa phương rõ ràng là một thất sách. Không ai có thể tưởng tượng nỗi, sau năm 1975, Sư Đoàn TQLC vào tháng 3 năm 1975, quân số lên đến độ 16 ngàn tay súng. Khi thi hành lệnh di tản từ Quãng Trị về Đà Nẵng rồi bỏ Đả Nẵng về Cam Ranh, rồi Vũng Tàu, vào đầu tháng 4 năm 1975, trước được bổ sung dưa lên phòng thủ chiến tuyến Long Thành –Hố Nai, Biên Hòa, chỉ còn lại hơn 3 ngàn chiến binh mà chẳng trải qua một trận chiến nào.Do đó, một lần nửa xác nhận câu nói của nhà Binh thư Clausewitz :’ Chính trị quyết định quân sự”. Bất chiến tự nhiên thành. Ngư Ông hưởng lợi.Đau đớn thay choc ho số phận những Con Chốt. Tuy chưa có con số thống kê chính thức nhưng người ta ước tính có đến 300 ngàn người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hi sinh ngã xuống cho lý tưởng Tự do và Độc lập cho Miền Nam Việt Nam trước hiểm họa khủng khiếp chưa từng có của Cộng Sản. Ngày nay, trên khắp nơi trên Thế giới Tự Do, hàng Triệu người Việt tự do có mấy ai quan tâm đến sự hy sinh cao cả của hàng trăm ngàn Người Lính ở Miền Nam Việt Nam trước đây, trong ấy có biết bao nhiêu Anh Linh Hào Kiệt và Nhân Tài.Xin các Tổ chức, Đoàn thể, Đảng phái không Cộng Sản hảy dành chút nỗ lực đễ đem lại Danh Dự cho Chiến binh của Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh đền nợ nước, từ khắp các nơi Định cư của Cộng Đồng Người Việt Không Cộng Sản. Và xin hãy nhắc nhở với con cháu mình phải nhớ đến ơn của những Tử Sĩ này mà họ có được cuộc sống như ngảy hôm nay.

Nhật Ký Hành Quân

Ngày 1 tháng 4 năm 1975: Cơ xưởng hạm 802 được lệnh từ Phủ Tổng Thống ghé bến Rạch Dừa đổ quân TQLC di tản từ Cam Ranh lên Vũng Tàu. Quân số còn sót lại của Sư Đoàn TQLC chỉ còn khoảng 3 ngàn súng kể cả Tư lệnh. Tôi được lệnh trở lại Hậu cứ của Tiểu đoàn 4 TQLC tại Trại Hoàng Hoa Thám trên đường Lê Lợi, xéo Trường Thiếu Sinh Quân, nhìn vào chân Núi Lớn. Với lưng 2 Đại đội tân lập, rút từ Tiểu đoàn 3 và 4 TQLC để thành lập Tiểu đoàn 18 TQLC theo kế hoạch năm 1974, tôi được lệnh thành lập lại Tiểu đoàn 4 TQLC khi đơn vị cũ của tôi bàn giao cho Thiếu tá Đinh Long Thành, xuất thân từ Khóa 19 Võ Bị, đã bị bỏ rơi trên bờ biển Thuận An, Huế, vào ngày 23 tháng 3 năm 1975.

Do Tư lệnh tạm trú tại cư xá của Tiểu đoàn trưởng, tôi cùng đám tùy tùng lăn vào khu tạm trú và Câu lạc bộ. Sau hơn 1 tháng dài mất ngủ từ Quãng trị, tôi mặc nguyên chiến phục ngả người xuống tấm nêm êm ái, dù không có tấm trải, thiếp đi như chết.

Rạng sáng ngày 2 tháng 4 năm 1975, tôi bị một người giật mạnh hai vai cố đánh thức tôi dậy. Mãi một lúc sau tôi mới tỉnh ngủ và nhận ra người bạn cùng khóa Võ Bị mặc chiến phục Bộ binh với cấp hiệu Trung tá. Hồ Văn Hòa vẫn giử chặt một tay tôi, nói lớn: “Toàn Cao Bồi! Tao là Hồ Văn Hòa đây” Thảo nào lính gác TQLC đã cho Hòa vào tận giường ngủ của tôi. Tôi cố trấn tĩnh: “ Ừ, tao biết rồi. Mày đi đâu lạc vào đây?” Hòa nói giọng sang sảng:” Tao chạy từ Nha Trang về đây. Mày cho tao mượn một chiếc xe Jeep để về Sài Gòn” Tôi ngồi thẳng lên, trả lời:” Tình hình bây giờ biến động không ngừng, mày biết rồi. Tao sẽ bảo Chỉ Huy Hậu cứ cho mày mượn một chiếc xe Jeep. Nhưng mày phải hứa với tao là cho xe về lại Vũng Tàu ngay trong ngày. Còn nếu mày không giữ lời thì nhớ từ nay đừng thấy mặt tao nửa.” Hòa cười đáp:” OK nghe rỏ 5/5 rồi.” Nửa tiếng đồng hồ sau, Hòa tươi tĩnh bắt tay tư giả tôi lên xe về Sài Gòn.Từ đó, tôi không gặp lại Hồ Văn Hòa mãi đến năm 1990 ở Nam California. Hòa nổi danh trong trận đánh VC ở Chợ Lớn vào Tết Mậu Thân 1968 khi chỉ huy Tiểu đoàn 35 Biệt Động Quân rồi sau đó lên như diều gặp gió.

Khối Bổ Sung của TQLC đã đưa xuống Hậu Cứ TĐ4 TQLC từng đơn vị cấp Đại đội để nhanh chóng tái lập Tiểu Đoàn 4 TQLC. Lập tức đơn vị nhận lệnh lập Chốt kiểm soát tại Cầu Cây Khế để thanh lọc vô số quân lính di tản về từ Miền Trung với vũ khí nhưng không còn đơn vị.

Ngày 3 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 4 TQLC tân lập nhận lệnh phối trí quân phòng thủ Vũng tàu, từ Bãi Dâu đến Bến Đình. An ninh và trật tự đã vãn hồi sau nhiều đợt người chạy giặc từ Miền Trung vào. Ngày 4 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 4 TQLC tiếp tục nhận thêm quân số bổ sung cùng với một số lính và Sĩ quan tản lạc thoát về từ Đà Nẵng.

Ngày 5 tháng 4 năm 1975, quân số tham chiến của Tiểu đoàn 4 TQLC đã vượt lên con số 700 với trang bị đầy đủ. Trong khi, tin tức ghi nhận Nha Trang đã lọt vào tay Cộng Sản.

Ngày 6 tháng 4 năm 1975, tin tức từ thân nhận ở Sài Gòn cho biết Mỹ đang chuẩn bị di tản ra khỏi Việt Nam. Một Sĩ quan TQLC Hoa Kỳ mang cấp Trung Tá từ Ham Đội 7 bay vào gặp các đơn vị trưởng TQLC để lấy tin tức về cuộc di tản ở Quãng trị và Đà Nẵng. Ông ta chú trọng đến việc cư xử của CS với tù binh. Tin tức cho biết, từ Văn phòng Cố Vấn TQLC Hoa Kỳ ở Sài Gòn, Trung tá Joey Strickland đã bàn giao và trở về Mỹ.

Ngày 7 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 4TQLC được lệnh bảo vệ chiếc tàu buôn neo ngoài khơi cửa Cần Giờ khi lương thực được Tiếp vận của Sư Đoàn TQLC thực hiện.Nghe nói chiếc tàu này do người cha của Trung Úy Nguyễn ngọc Toàn, Biệt đội Quân Báo Sư đoàn làm chủ.

Ngày 8 tháng 4 năm 1975, tin tức từ Bưu điện Vũng Tàu cho thấy mổi ngày các Thành phố Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Rang đã rơi vào tay Cộng Sản. Tình hình chính trị ở Sài Gòn ngày cang rối beng.

Lữ đoàn 468 Trừ với Tiểu đoàn 14 và 16 TQLC đang hành quân diệt địch ở Long An. Ngày 14 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 14 TQLC do Trung tá Nguyễn Văn Cảnh chỉ huy từ Thủ Đức di chuyển về Vũng tàu để bàn giao vị trí phòng thủ với Tiểu đoàn 4 TQLC.

Ngày 15 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 4 TQLC được lệnh lên xe đi Biên Hòa đặt dưới quyện của Lữ Đoàn 147 TQLC do Đại Tá Nguyễn Năng Bảo chỉ huy.

Tiểu đoàn 4 TQLC được phối trí trên một hương lộ từ Quốc lộ I vào bờ sông Đồng Nai, tiếp giáp với Tiểu đoàn 2TQLC phía Tây Bắc và Tiểu đoàn 6 TQLC phía Đông Nam. Trấn giữ trên trục lộ QL I là Tiểu đoàn 6 TQLC dưới quyền Trung tá Lê Bá Bình. Chỉ Huy Tiểu đoàn 2 TQLC “ Trâu Điên” là Thiếu tá Trần Văn Hợp. Ngày 16 tháng 4 năm 1975, Phối trí lực lượng dọc theo tuyến phòng thủ, phối hợp hàng ngang với Tiểu đoàn 2 TQLC sát bờ sộng Đồng Nai, hướng về phía cánh đồng cỏ vốn được mệnh danh là Hố Nai. VC pháo vào Phi trường Biên Hòa và Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 147 TQLC. Tầm đạn pháo trệch ra ngoài cả cây số với hàng chục quả pháo nổ vào khu dân cư Công giáo di cư năm 1954.

Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn tiếp nhận 4 tân Thiếu Úy tốt nghiệp khẩn cấp từ Khóa 28 và 29 của Trường Võ Bị Quốc Gia đã di tản khỏi Đà Lạt về Long Thành. Là khóa đàn anh, Tiểu đoàn trưởng phải nói rỏ tình hình chiến sự cho đàn em và nhắc họ luôn bám sát theo đơn vị dưới mọi tình huống. Bốn tân Sĩ quan được phân phối đến 4 Đại đội tác chiến

Ngày 18 tháng 4 năm 1975, một số hỏa tiển TOW được đưa đến Tiểu đoàn để tăng cường hỏa lực chống xe Tăng T54 của CS. Tiếp tế từ Hậu cứ Vũng Tàu lên cho biết Sư đoàn 18 Bộ binh đang bị áp lực nặng của 3 Sư đoàn CS Miền Bắc từ Cao nguyên Ban Mê Thuột và Phan Rang đang tháo lui về Phước Tuy. Ngày 19 tháng 4 năm 1975, tin tức cho biết Không quân Việt Nam đã thả xuống vùng Dầu Giây 2 quả bom CBU của Mỹ sót lại tiêu diệt cả Trung đoàn CS.

Ngày 20 tháng 4 năm 1975, Thiết giáp T54 của CS mon men xuống từ Túc Trưng ngay trên Quốc Lộ I đã bị Tiểu đoàn 6 TQLC bắn hạ 2 chiếc khiến địch quay đầu chạy ngược về hướng Bắc. Không thấy quân bộ tùng thiết. Có lẽ, CS nghe tin quân đội Cộng Hòa đã tan rã.

Ngày 22 tháng 4 năm 1975, tin tức cho biết Pnom Penh của Cao Miện đã rơi vào tay Kmer Đỏ. Khi cùng Thiếu tá Trần Văn Hợp ra Ngà Ba Tam Hiệp ghé một Tiệm Mì đã gặp Nhiếp ảnh viên chiến trường Sean Flynn cho biết đã thoát hiểm về Sài Gòn. Được biết Sean Flynn là con trai của tài tử Hollywood Erol Flynn ghé vào mượn xe lên Dầu Giây săn ảnh. Theo Flynn, Kmer Đỏ đã tàn sát dân Miên không gớm tay với cuốc xẻng, mã tấu khi chiếm được Nam Vang nhưng chàng ta không tin CS Việt Nam sẽ tắm máu Miền Nam do hiệp ước với Hoa Kỳ.

Gia đình từ Sài Gòn chạy lên thỉnh cầu bỏ đơn vị để về Sài Gòn di tản theo đề nghị của Trung Tá Strickland. Thà chết chứ không đào ngũ và yêu cầu gia đình tự lo lấy.

Ngày 23 tháng 4 năm 1975, Thiết đoàn 3 Kỵ Binh và một số quân của Sư đoàn 18 BB đã rút về Long Bình.Phòng tuyến của TQLC từ Long Thành đến Hố Nai vẫn còn nguyên vẹn với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC do Đại Tá Nguyễn Thành Trí Tư Lệnh Phó chỉ huy trấn đóng tại Long Bình.

Ngày 24-25-26-27-28 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn đật trong tình tráng báo động nhưng tuyệt nhiện không thấy bóng dáng VC, ngoại trừ pháo dằn mặt hàng đêm.

Ngày 29 tháng 4 năm 1975, vào lúc 4 giờ chiều nhận lệnh rút quân theo Quốc Lộ I và tập trung tại cầu Đại Hàn Biên Hòa chờ lệnh. Đơn vị dừng tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoản III hoàn toàn bỏ trống. Văn phòng của Tư Lệnh vẫn con nguyên với đèn sáng và Cờ hiệu 3 sao cùng với bảng tên Trung tướng Nguyễn Văn Toàn. Phía bên kia đường QLI, Trung Tá Nguyễn Lô, với danh hiệu truyền tin “Sông Lô” đã gọi máy liên lạc hàng ngang và cho biết sẽ rút theo hướng cầu Sắt Biên Hòa về Sài Gòn. Trọn một đêm thức hành quân bộ về tới chân cầu Đại Hàn.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đại Tá Tư Lệnh Phó họp các Đơn vị trưởng phia bên kia cầu với lệnh rút quân về Căn cứ Sóng Thần. Với 5 chiếc quân xa điều động được, các đơn vị luân phiên lên xe về Thủ Đức. Số còn lại tiếp tục mở đường bộ dọc theo Quốc Lộ I. Lúc 10 giờ, Hạ sĩ Nguyễn Văn Sơn cầm chiếc máy Radio nhỏ chạy tới nói cà lăm:

“Ông Dương Văn Minh kêu gọi buông súng, Đại bàng ơi.”

Nổi điên, Tiểu Đoàn trưởng gạt phắt la:

”Dẹp đi. Tiếp tục về Căn cứ Sóng Thần rồi tính sau.”

Đoàn quân tiếp tục về tới Căn cứ Sóng Thần ở Thủ Đức. Đứng trước hàng quân, Tiểu đoàn trưởng nói:

”Bây giờ chúng ta không còn cấp chỉ huy nửa. Các anh em hảy bỏ súng xuống trong Trại rồi ra về. Nhớ mang theo đầy đủ thực phẩm và quần áo. Ai ở vùng quê đừng vội về nhà vì bọn du kích rất nguy hiểm. Ai muốn mang vũ khí thì hảy nhớ dấu cho kỷ."

Thày trò nhìn nhau ngơ ngẩn rồi âm thầm chia tay trong tiếng súng và Đại bác vọng lại từ hướng Lái Thiêu. Đám đệ tử của Tiểu đoàn trưởng đã nhanh chân tìm đâu ra bộ quần áo dân sự cho “Đại Bàng” thay ra. Đại bàng thủ khẩu súng Colt 45 sau lưng để ngừa bất trắc. Thế là hết.