Menu


NỬA ĐỜI CHINH CHIẾN 2

Trần Ngọc Toàn Khoá 16 TVBQGVN

(tiếp theo)

NHỮNG SỰ THẬT VỀ TRẬN BÌNH GIẢ

VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH

Một mình với khẩu súng AR15 còn 15 vuên đạn, rạng ngày 3 tháng 1 năm 1965, tôi bò về tới bìa làng Bình Giả. Trên người, tôi bị ba phát đạn K50. Một phát trúng bắp chân và một phát xuyên bắp đùi phải. Loạt đạn “ân huệ” của tên VC tràn lên mục tiêu, khi hắn đạp vào người tôi rồi nổ súng, đã suốt qua ngực trái làm cháy xém áo trận của tôi. Do tập trung ý chí sống còn, tôi không hề thấy đau đớn tí nào cả. Khi gặp lại quân bạn, từ trong làng Bình Giả kéo nhau vào thu lượm xác trên chiến trường Quãng Giao, tôi mới nhìn lại hai vết thương ở chân phải. Giòi bọ và kiến bu lúc nhúc trên hai vết thương đã ung thối. Một số dân làng tình nguyện theo đoàn quân tản thương đã bỏ tôi lên chiếc chỏng tre kiệu vào làng. Binh I Nguyễn Văn Hai, là đệ tử của tôi hốt hải chạy theo, hỏi:

“Sao Mai thấy sao? Có khỏe không?“

Tôi trả lời:

”Tao đuối lắm vì mệt và không ăn uống 3 ngày.”

Hai nhanh nhẩu:

”Để tui mua sửa hộp quậy cho Sao Mai uống đở.”

Chợt nhớ Đại úy Pete Cook tôi quay sang hỏi:

”Đại úy Mỹ dâu rồi mà mày còn đây?”

– “ Dạ, sau khi Sao Mai dẶn đưa ổng về làng trước, em kè ổng vượt qua vườn cao su rồi băng rừng nhắm hướng Bình Giả. Không ngờ gặp vòng đai VC bên ngoài chận bắt. Ổng bị thương ở đùi nên chịu chết không chạy đi đâu được. Tụi nó trói tay dắt đi. Ổng bị kè lên phía trước một mình. Lợi dụng đêm tối em lủi vào bụi rậm, nằm yên cho tới sáng hôm sau em mới chạy về làng.”

Trước ngày lâm trận, Pete Cook đã móc ví lấy hình vợ và đứa con gái nhỏ xíu khoe với tôi. Bây giờ, Cook đã rơi vào tay VC với thương tích trên đùi. Mãi đến năm 1972, trong cuộc trao trả tù binh Mỹ, tin tức mới xác nhận Đại Úy, nay đã thăng lên Trung Tá, Peter Cook đã chết trong một trại giam của VC ở gần biên giới Kam Pu Chia, vào năm 1968. Trong Tiểu đoàn TQLC, lính gọi Đại đội trưởng là Sao Mai và Tiểu đoàn trưởng là Đại Bàng.Tôi được chuyển về Bộ Chỉ Huy Hành quân. Đại Tá Nguyễn Thành Yên, Tư lệnh phó Lữ đoàn TQLC từ đâu chạy tới nắm lấy bàn tay tôi lắc lắc nói lập bập:

”Em khỏe không?”

Tôi mỉm cười nhìn ông gật đầu.Trong khi, Binh I Hai đang khấy ly sửa nóng và đút cho tôi uống từng muổng. Tôi nghe tiếng nói bên tai trong tiếng kinh cầu nguyện của người dân làng:

”Trung úy này lì thiệt. Ai cũng tưởng ổng chết rồi.”

Về sau, tôi mới biết gia đình của tôi trên Đà Lạt đã nhận được tin tôi tử trận từ công điện của Tiểu khu. Ba tôi đã cho dựng rạp trước nhà để chờ mang xác về. Thiếu trưởng Thiếu đoàn Hướng Đạo cũ của tôi cũng cho giăng trướng liễn với người túc trực tại nhà. Ly kỳ hơn nửa là có hai cô gái mắc áo tang ngồi chờ tang lễ. Một cô là người yêư khi còn học Trung học. Một cô mới quen khi còn trong trường Võ Bị Đà Lạt. Bây giờ cả hai cô đều rơi vào dĩ vãng.

Không bao lâu, chiếc trực thăng tản thương Mỹ đáp xuống. Tôi được tản thương về Quân Y Viện Đại Hàn tại Vũng Tàu. Bạn tôi nói sau này là tôi may mắn được chuyện về Vũng Tàu. Nếu về Tổng Y Viện Cộng Hòa, chắ tôi đã bị cưa chân vì vết đạn xuyên đùi đã lở loét thối như mùi chuột chết. Xe cứu thương vừa vào cửa Quân Y viện tôi nhìn nghiêng qua khung cửa đã thấy lố nhố vợ con gia đình bing sĩ chạy theo nhốn nháo:

”Ai vậy? Còn sống hay chết?”

Chưa bao giờ lòng tôi thấy chua xót và đau đớn đến thế. Thêm vào đấy là vết thương của tôi gây đau nhức lên tận óc. Những người lính Quân Y Đại Hàn túa ra giăng tay quanh sau cửa xe cứu thưong khi tôi được kéo ra. Tôi nghe tiếng kêu kkóc vang lên của gia đình binh sĩ.Tôi mệt mỏi đưa tay vẩy họ. Sau khi, được đưa vào phòng lạnh, Trung Úy Điều dưởng Chun Do Lin vào xem xét. Tôi ra hiệu xin cô tờ giấy và cấy viết rồi ghi xuống bằng Anh ngữ tên họ và cấp bậc củng đơn vị của tôi để nhờ cô chuyển tin cho đơn vị của tôi bên ngoài. Chuyển tin ra ngoài xong cô Lin nhanh nhẹn trở vào và đẩy tôi sang phòng quang tuyến. Tôi mệt rả rời. Sau ba ngày đêm bò xuyên rừng, bụi gai mắc cỡ đã cào nát khuôn mặt của tôi đến máu khô đen nên chẳng ai nhận ra, kể cả ông Hạ sĩ quan Văn phòng trưởng ở Hậu cứ.Sau khi lột trần tôi ra, Trung úy Chun Do Lin ra sức dùng cồn và xà phòng rửa sạch vết thương mắc cho tôi quằn quại với đau nhức. Vết đạn xuyên qua đùi phải mở rộng bên kia một lổ rộng bằng bàn tay. Sau này, Y Sĩ Đại Úy Kim Ki Young bảo đấy là một phép mầu. Nếu viên đạn nhích lên 1 độ xương đùi của tôi đã gảy nát. Trệch xuống 1 độ, động mạch máu của tôi đã vở ra và tôi đã bị mất máu chết trong rừng. LạI thêm nửa, vết đạn bắn phá rộng như thế mà tôi không bị đứt gân chân. Tôi đã thoát chết và khộng bị cưa một giò để làm người thương phế binh trở về nhà với đôi nạng gỗ. Viên đạn do VC bắn bồi vào ngực chỉ làm phỏng da bên gực trái gần quả tim. Vết đạn dưới bắp chân trái xuyên qua thịt làm mất luôn một mảng bắp chuối chân.Rõ ràng, người ta sống chết có số cả. Lúc mở đường máu xuyên vòng vây của VC, o83 Bình Giả, chúng tôi, cả thầy lẫn trò, vừa chạy vừa nổ súng và ném cả lựu đạn về phí trước mặt.

Trong đêm tối, vết đạn lửa của VC xuyên qua dày đặc như mưa. Thế mà, sau này khi tôi gặp một đệ tử cũ là Hạ sĩ Nguyễn Hiệp mới biết Hiệp bị tất cả 12 phát đạn trên người trong trận Bình Giả. Khi được tản thương về TYV CỘng Hòa, Y tá tưởng Hiệp đã tử trận, do quá nhiều thương binh và tử sĩ chuyển về, nên đã ném Hiệp vào Nhà Xác. Nửa đêm, tĩnh dậy, Hiệp hoảng hốt bò ra ngoài kêu cứu. Thương binh ngồi gần tưởng ma hiện về bỏ chạy cả. Một lúc sau mới có Hạ sĩ quan Quân Y đến đưa Hiệp vào phòng cấp cứu. Sau gần một năm nằm viện, Hiệp được đưa ra Hội đồng Giám định Y Khoa cho giải ngũ và ăn tiền Phế binh. Ở Quân Y Viện Đại Hàn Vũng Tàu, ngày nào tôi cũng được nữ Trung úy Chun Do Lin chăm sóc. Cô nàng mới ngoài 20 tuổi và khá xinh xắn. Chúng tôi trò chuyện bằng Anh Ngữ hạn hẹp nhưng cũng đủ thắm tình. Chiều chiều, tôi còn được nàng cho lên xe lăn đẩy quanh khu vườn dưới sân bệnh viện.Tôi còn dám nghĩ mình là nhân vật lãng mạng trong chuyện “Farewell to Arms” của Hemingway. Tuy thế, vốn là Sĩ quan hiện dịch xuất thân từ Trường Võ Bị tôi đeo đẵng binh nghiệp cho đến ngày thua trận mất nước 30 tháng 4 năm 75.

“YOU CAN WALK BUT YOU CAN’T RUN”

Tôi được xuất viện với đôi nạng gỗ sau 4 tháng rưởi điều trị. Vết thương đã lành lặn sau nhiều trận cắn răng chịu đựng nằm cho cô Trung úy Chun Do Lin chà rửa và “thông nòng” vết trổ xuyên đùi. Tôi cũng được điều trị vật lý cho cơ bắp chân làm việc trở lại dù đã bị mất 1/3 thịt đùi phải. Khi cho xuất viện, Bác sĩ Kim Ki Young bảo tôi phải cố tập luyện theo phương pháp vật lý trị liệu “Physical Therapy” để khỏi bị đi cà thọt.Ông cười cười và nói tiếng Anh với âm sắc Đại Hàn:” You can walk but you can’t run” Sau khi trở về Đà Lạt nghỉ dưởng thương 1 tháng tôi trở lại Quân Y viện trình diện Hội đồng Giám Định Y khoa. Họ phân tôi thuộc loại 2 tức là không tác chiến.Tôi không vui không buồn, dửng dưng trở về đơn vị. Sau ngày thoát chết trong trận Bình Giả, với đầu óc hay suy nghĩ, tâm tư của tôi tràn đầy uất hận và bất cần đời. Tiểu đoàn của tôi bị tổn thất nặng nề chỉ vì phải xua quân vào tìm xác chiếc Trực Thăng Mỹ bị VC bắn rơi. Ngoài Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn phó và một Đại đội trưởng hy sinh, đơn vị chúng tôi đã mất khá lớn những tay súng dày dạn và thiện chiến nhất thuở ấy. Những Sĩ quan, Hạ Sĩ quan và Binh sĩ gan dạ, kiên cường trên hầu hết các chiến trường Miền Nam chỉ vì sơ suất và vô trách nhiệm của cấp trên. Khi lâm chiến, dù nhận được lệnh từ Sài Gòn, nhưng đơn vị chúng tôi không được phi cơ và Pháo binh yễm trợ. Trong khi, VC đã dùng Pháo nả vào vị trí chúng tôi ít nhất 3 đợt trước khi tấn kích.

Quân số VC đã được thông báo lên cả Trung đoàn nhưng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và Bộ Tổng Tham Mưu không ai tin còn bỏ mặc cho Tiểu đoàn chúng tôi chiến đấu trong vô vọng. Hàng trăm chiến binh đã ngã xuống cho các ông Tướng phè phởn tiệc tùng ở Sài Gòn với đám tay chân bộ hạ theo đốm ăn tàn. Bao nhiêu lý tưởng tróng sáng mang theo từ trường Võ Bị vỡ tan như bong bóng. Dù vậy, tôi cũng không rời cuộc chiến đấu một mất một còn với Việt Cộng. Tôi không chạy được nhưng tôi sẽ vẫn cầm súng đi tới. Với ý chí và quyết tâm thử thách sau 3 ngày đêm bò xuyên rừng với khẩu súng và 3 vết đạn, tôi cố tập đi cho đến lúc không cần đến cặp nạng gỗ nửa. Người ngoài nhìn kỹ mới thấy chân tôi còn bước đi khập khiểng. Đầu tháng 6 năm 1965, tôi được gọi về trình diện Trung tá Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn nguyên là Đại Úy Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của tôi. Tôi ôm cặp nạng và một túi xách quần áo nhỏ gọn ra mua vé xe Đò về Sài Gòn. Tại Bộ Tư Lệnh, trên đường Lê Thánh Tôn, tôi chống cặp nạng gỗ vào cửa Văn phòng Tham Mưu Trưởng. Ông đang chăm chú cúi đầu đọc đống giấy tờ trên bản rồi từ từ ngước nhìn lên với cặp mắt kiếng cận dày cố hữu. Môi của ông chỉ hơi nhếch lên hỏi tôi:” Cậu đã khỏe chưa?” Tôi vẫn chống hai vai trên cặp nạng im lặng. Ông tiếp lời: “ Ông về đây để lập Đại đội 202 Quân Cảnh của TQLC. Vài hôm nữa, ông trở về Vũng Tàu theo học khóa 3 Sĩ quan Căn Bản Quân Cảnh. Thế thôi” Tôi không hỏi gì thêm, đứng thẳng người đưa tay lên chào rồi quay ra ngoài. “You can walk but you can run” Tôi nhất định sẽ không chạy dù phải hứng chịu đạn thù.

Nói đến chuyện súng đạn, tôi lại nhớ ngày còn nhỏ rất thích thú khi xem phim Cao bồi thấy họ rút súng lục rồi vẩy đâu trúng đó. Sự thật đấy chỉ là phim ảnh. Theo phân tích của một số viện nghiên cứu quân sự, từ trận Nội chiến Hoa Kỳ đến Đệ I và II Thế Chiến, quân lính đã phải bắn độ 300 viên đạn mới có 1 người chết. Theo tỷ lệ, cứ một tử thương ngoài mặt trận thường kèm theo 3 người bị thương. Tôi nhớ hồi còn trong Trường Võ Bị, trên Sân Bắn súng trường Garant M1 ở cự ly 200 thước, khi toán tác xạ Sinh viên Sĩ quan đã ở thế nằm và mở khóa an toàn, chợt một con nai lớn không rõ từ đâu phóng chạy dọc theo bờ Bia Giấy.Ngay sau khi nghe lệnh “Bắn” chúng tôi đều hướng súng vào con nai bóp cò. Thế mà nai chạy thoát.

Còn nói về súng lục lại càng khó trúng mục tiêu nửa. Lúc còn bé, lần đầu tiên được ngồi vào bàn ăn cùng gia đình, tôi vốn thuận tay trái nên cứ tự nhiên cầm đủa lên tay trái. Ba tôi đã đánh vào tay tôi văng cả đôi đủa. Từ đó, tôi phải cố tập tay phải và đã cầm viết bên tay phải. Tuy nhiên, sau này lớn lên, tôi phải cầm búa hay vật nặng bên tay trái mới được chính xác. Nhờ đó, khi trở lại học khóa 3 Sĩ quan C8n Bản Quân Cảnh, ở Vũng Tàu, tôi mới được chấm điểm thiện xạ súng Colt 54. Lúc ấy, tôi nghe nói trong Quân Cảnh có Đại Úy Lê Văn Dần bắn súng Colt bách phát bách trúng. Về sau, khi tìm hiểu, tôi mới biết rõ thêm là Đại Úy Dần đã mài bớt bộ phận nâng cò súng cho nhẹ khi bóp cò mà tránh được lệch lạc. Đối với tạng người lính trung bình Việt Nam, khẩu súng Garant khá nặng và dài. Khẩu súng lục Colt cũng khá nặng so với bàn tay của người Việt. Quả thật sau này người ta mới thấy sự lợi hại của khẩu súng CKC và AK 47 của CS trên chiến trường. Thế mà Quân Đội Cọng Hòa vẫn phải sử dụng súng Garant M1, Tiểu liên Thompson cho mãi đến năm 1968 mới được thay thế. Nếu có ai cầm súng lục rượt đuổi cách xa độ 25 thước, đừng hoãng sợ cứ cuối đầu chạy zích zắc chắc chắn sẽ không bị trúng đạn. Trừ khi, số mạng đã đến. Khẩu súng đã được nâng lên nhằm ngay mục tiêu nhưng khi bóp cò, nòng súng sẽ trệch đi vài phân. Từ đó, viên đạn lệch MT cả hai ba thước tây. Chỉ có phim Ciné mới bắn đâu trúng đó. Đầu tháng 6 năm 1965, tôi mua vé xe Đò đi Vũng Tàu. Trường Quân Cảnh do Đại Úy Nguyễn Văn Lược làm Chỉ Huy Trưởng, nằm ngay bên hông doanh trại của Tiểu đoàn 4 TQLC. Tôi vào Quân Y viện Đại Hàn xin chiếc gậy chống thay cho cặp nạng gỗ để trình diện nhập học. Khòa học của tôi có khoảng hơn 30 sĩ quan. Đa số là những Chuẩn Úy mới ra Trường Võ Khoa Thủ Đức. Hầu hết gồm những sinh viên tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa, trừ hai vị Đại Úy và tôi mang cấp Trung Úy. Tôi với các bạn cùng khóa rất dể làm thân vì cùng lứa tuổi. Khi họ còn đi học, tôi đã nhập ngũ. Trong số, tôi khá thân với Phạm Dương Hiển. Hiển định giới thiệu em gái đang học Trưng Vương cho tôi nhưng không thành vì tôi “Bụi đời “ quá. Sau này, khi Hiển làm Trung Đội Trưởng Quân Cảnh Tư Pháp ở Gia định. Nhờ tuổi trẻ, tôi vượt qua cuộc khủng hoảng tinh thần sau trận Bình Giả khá dể dàng. Trong khi đó, sau này, tôi mới biết thêm ngưới lính Mỹ chỉ 1 năm quân vụ trên chiến trường Việt Nam đã phải qua các dịch vụ y tế và tâm lý của Bộ Cựu Chiên Binh Hoa Kỳ nhằm giải quyết “ Hội chứng chiến tranh Việt Nam”. Người lính chiến Cọng Hòa thường tự giải quyết lấy cho mình. Kể cả, sau ngày Miền nam sụp đỗ rơi vào tay CS năm 1975. Tại trường Quân Cảnh tôi phải học thêm về Hình Luật và Hình Sự Tố Tụng, ngoài các môn về quân sự. Khóa học kéo dài trong 3 tháng.

Sau ngày khảo hoạch Mãn khóa, tôi bỏ ra phố chống nạng đi lòng vòng thăm một số người cũ. Quán Bar cho lính Mỹ mọc lên đầy Bãi Trước, Vũng Tàu. Mấy em trẻ tứ xứ về đây kiếm tiền chẳng mấy ai muốn làm quen với với lính rằn ri. Bất ngờ, có người bạn học cùng khóa thấy tôi lang thang ngoài phố, chạy đến, nói:

”Trong Trường họ cho người đi tìm anh quá trời. Nghe nói ông Trung Tá Chỉ Huy Trưởng muốn gặp anh đó”

Tôi miển cưởng leo lên chuyến xe Lam Bến Đình về Trường. Ai trong Bộ Chi Huy Trường thấy tôi đều mừng vui ra mặt;” Trời ơi, ông đi đâu tụi này tìm muốn chết” Tôi được đưa vào gặp Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Quân Cảnh. Nghe nói ông từ ngành Gendarmes tức là Hiến Binh chuyển sang. Dáng người ông nhỏ nhắn và giọng Nam rất nhỏ nhẹ. Ông đưa tay chào lại tôi tồi chỉ chiếc ghế cho tôi ngồi đối diện. Ông từ tốn cho tôi biết tôi đã được chấm đậu Thủ khoa khóa 3 SQQC vả hỏi tôi có muốn chuyển ngành về luôn Quân Cảnh không. Tôi đáp rằng tôi được TQLC gởi đi học để về thành lập Đại đội 202 Quân Cảnh sau ngày bị thương ở Binh Giả. Tôi e rằng TQLC sẽ không cho tôi rời khỏi binh chủng vì lúc ấy Trung Tướng Lê Nguyên Khang đã vừa là Tư lệnh TQLC vừa là Tư Lệnh Quân Khu nên thế rất mạnh trong Quân Đội. Trung tá Tòng bảo tôi đã được phân loại 2 khộng tác chiến nên ông sẽ xin can thiệp. Tôi đành trì hoãn với lý do thành lập xong Đại đội Quân Cảnh TQLC 202. Hơn nữa, trong lòng tôi, hình ảnh bạn bè và những người lính TQLC thân thương vẫn còn đậm nét. Về sau này, thêm 10 năm trong binh chủng và hơn 30 năm sau chiến tranh, tôi mới nhận thức ra những Cấp Chỉ Huy trong TQLC đã đối xử với tôi không đẹp như tôi mong ước. Có khi, tôi còn bị chà đạp và bị đẩy vào cửa chết nửa. Khó mà đào tạo được một đội ngũ Quân Đội hoàn chỉnh như Quân Đội Hoa Kỳ. Cho đến khi Quốc Gia nào đó phải thực sự xây dựng trên nền tảng Dân chủ Pháp Trị với nền độc lập và tự do. Quân Đội ấy phải là một đội quân chuyên nghiệp và tinh nguyện.

Ngay từ lúc còn Thiếu Úy mới ra Trường, tôi đã được cấp phát khẩu súng lục Colt 45. Dù vậy, ngay lúc lâm trận, tôi cũng không có dịp rút súng ra khỏi bao nhờ có sự bảo vệ của thuộc cấp. Trừ phi lúc đánh trận Bình Giả, với khẩu AR15 tôi đã phải hạ sát một số VC tấn kích vào vị trí, từ Bộ Chỉ Huy Đại đội nằm phía sau tuyến đầu.

Đại đội 202 Quân Cảnh TQLC bao gồm phần lớn Hạ sĩ quan xuất thân từ các đơn vị tác chiến, như Thượng sĩ Lê Nuôi, Phạm Văn Lợi…Để có thể thi hành nhiệm vụ hữu hiệu, tôi đã yêu cầu tuyển dụng thêm các binh sĩ chọn từ các Tiểu đoàn chiến đấu rồi gởi đi học thêm về ngành Quân Cảnh. Tôi xin thêm 1 HSQ xuất thân từ Quân Cảnh Tư Pháp bổ sung quân số. Ngày 1 tháng 10 năm 1967, tôi được thăng cấp Đại Úy thực thụ. Việc này tôi đã nhờ Thiếu tá Nguyễn Kim Thinh lúc ấy là Trưởng Phòng Tổng Quản trị đã lưu tâm xem xét lại hồ sơ quân bạ của tôi khi không thấy tên tôi trong danh sách đề nghị thăng cấp. Thiếu tá Thinh nguyên xuất thân Á khoa khóa 14 Võ Bị về phục vụ trong TQLC. Ông về làm tham mưu Sư đoàn sau khi bị thương. Chính ông là người đã tiếp nhận tôi khi tôi trình diện nhập học trường Võ Bị. Không ngờ, sau nay, năm 1964, tôi đã đưa Đại đội đến bàn giao vị trí đóng quân của ông ở Thủ Thừa, Long An. Nói như thế nhưng riêng tôi không màng đến cấp bậc. Ngay từ ngày mới làm Trung Đội Trưởng, tôi đã nói trước hàng quân:” Chúng ta hãy sống cho có tình với nhau. Cái Tình mới bền vững theo thời gian. Còn cấp bậc hay chức vụ chỉ là phù du. Có đó rồi mất đó” Quả thật, điều đó đã chứng minh theo thời gian cho đến nay. Đại đội 202 QC phải tăng phái từng Tổ theo các Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn Hành Quân. Vao dịp VC tổn tấn công năm 1968, với kinh nghiệm chiến trận, tôi luôn luôn theo các toán QC hướng dẩn tiếp tế, bổ sung quân số và chuyển tin đến các Tiểu Đoàn TQLC đang hành quân giải tỏa Sài Gòn, Gia Định, xuyên qua những dảy phố vắng đìu hiu, không một bóng người dân trên đường, từ phố xá Chợ Lớn qua Sài Gòn đến Ngả Năm Chuồng Chó, Gò Vấp, Hàng Xanh, cầu Bình Lợi.

Trong thời gian này, tất cả các Tiểu đoàn TQLC đang hành quân xa đều được chuyển vận về để đánh đuổi VC ra khỏi Thủ Đô. Hầu hết, những đơn vị cấp Tiểu đoàn chủ lực của VC đều là quân xâm nhập từ ngoài Bắc vào. Bọn VC nằm vùng hoặc từ các tĩnh lỵ lân cận trách nhiệm dẩn đường làm hướng đạo. Tuy nhiên, ngay từ đầu nhờ phản ứng kịp thời của quân đội Cọng Hòa đồn trú, đa số bọn dẩn đường đã bị tiêu diệt. Từ đó, bọn VC xâm nhập từ Bắc vào lớ ngớ khi Khỉ vào thành, như đám VC trẻ con đi ngơ ngác vào Sài gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tại mặt trận Ngả Ba Cây Thị, Gia Định, TQLC đã tiếp nhận cả 110 tên cán binh CS từ Bắc vào. Tổng thống Thiệu đã sai lầm khi biến cải đám tù binh này thành hồi chánh. Để rồi, từ từ chúng biến mất vào mật khu Miền Đông Nam phần. Sau chiến thắng, Đại đội 202 QC đã được Trung Tá Tôn Thất Soạn, Lữ Đoàn Trưởng đề nghị ban thưởng 5 huy chương Anh Dũng Bội Tinh. Trong ấy, ông đặc biệt dành cho tôi một ADBT với nhành Dương Liễu. Điều này, thêm một lần nữa, cho thấy Đại Tá Soạn sau này là một cấp chỉ huy biết nhìn xuống cấp dưới. Trong khi, sự thực có rất nhiều Cấp Trên chỉ muốn đạp lên đầu cấp dưới để tiến thân, bất chấp cả mạng sống của họ.

Trong khi, bên ngoài các đơn vị tác chiến, bạn bè cùng khóa tôi tiến nhanh trong võ nghiệp. Tự thấy bị kẹt với chức vụ, là một sĩ quan hiện dịch trong Quân Đội, tôi tìm đường thoát. Sau một thời gian ngắn xếp đặt người thay thế là Trung Úy Nguyễn Văn Triệu, nguyên là HSQ QC Tư Pháp theo học khóa Sĩ quan đặc biệt rồi về TQLC ở TĐ6 phục vụ đến ngày bị thương. Tôi xin theo học khóa Chỉ Huy Tham Mưu Trung cấp tại Đà Lạt vào tháng 6 năm 1969. Cầm đầu nhóm theo học là Thiếu tá Lê Văn Hiền, Đại úy Phan Công Tôn, vốn là bạn học cùng lớp Trung Học Quang Trung Ở Đà Lạt với tôi, và Đại Úy Nguyễn Đăng Hòa. Thiếu tá Hiền xuất thân khóa 10 Võ Bị. Ông phục vụ ở Phòng 2 Sư đoàn rồi theo Tướng Nguyễn Ngọc Loan đi làm Cảnh Sát Trưởng Quận 5, Sài Gòn. Khi được trả về TQLC ông được đưa đi học với chúng tôi. Qua những cuộc chuyện trò với ông, lần đầu tiên tôi mới thấy rõ cả một hệ thống mua bán bao trùm của các Tay buôn giàu có người Tàu ở Chợ Lớn. Do chiến tranh và đói kém ở Trung Hoa Lục Địa, người Tàu đã lưu lạc tìm sống ở Việt Nam khá lâu đời, từ Bắc vào tận mủi Cà Mâu. Mãi đến ngày Tộng Thống Ngô Đình Diệm chấp chánh, họ mới buộc phải khai sinh tên họ theo Việt Ngữ. Với tổ chức Bang Hội, họ nắm hết nguồn của cải và tài chánh của Miền Nam Việt Nam cho đến ngày CS chiếm năm 1975.

Trở về Đà Lạt, tôi như con chim sổ lồng. Nơi này chính là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi. Bây giờ, tôi đã trưởng thành. Trên giấy khai sinh còn đề nơi sinh là Nhà Thương Đà Lạt. Nhà Thương là bệnh viện do các nữ Dòng Tu Domaine de Marie điều hành. Tôi mang ơn họ dù tôi theo Mẹ đi Chùa. Dù sau chiến trận năm 1968, Đà Lạt cũng không mấy thay đổi.Tôi ghé vào thăm Trường cũ và những người bạn cùng khóa đang làm Cán bộ và huấn luyện. Tại trường Chỉ Huy và Tham Mưu, tôi gặp lại Thiếu tá Nguyễn Kiên Hùng là Tiểu Đoàn Trửơng cũ về từ Nam Vang sau ngày 1/11/63, và Thiếu tá Nguyễn Kim Thinh đang làm Huấn Luyện Viên. Nhìn những đàn anh, tôi không khỏi chạnh nghĩ đến số phận của mình. Bạn bè cùng khóa Võ Bị của tôi, khi có dịp gặp nhau tâm sự, chúng tôi mong sớm có thay đổi tốt hơn cho Quân Đội mà chúng tôi đã cam kết phục vụ cho hết trọn đời mình. Nhưng ngày ấy nằm ngoài tầm tay của thế hệ chúng tôi. Người ta đã lợi dụng Quân Đội cho tham vọng cá nhân. Không những thế họ còn bất chấp cả sinh linh của hàng ngàn người lính dưới quyền. Miễn sao họ và gia quyến cùng thân tộc sống phè phởn, no ấm và ngay cả sa hoa trên xương máu của bao nhiêu chiến sĩ ngoài mặt trận giữ yên bờ cỏi cho họ. Chỉ thoáng thấy bất ổn là họ cuốn gói cao bay xa chạy, bỏ mặc cho quân lính như rắn mất đầu.

Dù sao, tôi cũng không rời bỏ quân ngũ. Lòng vẫn tràn đầy hy vọng cho tương lai.

Đà Lạt với những đồi Thông xanh trên những đồi núi nhấp nhô đượm màu cỏ vàng, nằm lọt trong những dảy núi cao màu tím bao quanh vẫn còn yên ả và thơ mộng. Nay ngọn lửa chiến tranh đã lan tới thành phố núi. Một ngày cuối tuần, khi ghé vào quán Cà Phê ở Nhà Thủy Tạ, bên bờ hồ Xuân Hương, mới ngòi vào ghế, tôi chợt nghe tiếng quả đạn VC pháo kích nổ rền. Đám khách trẻ lao nhao, hốt hoảng đứng dậy chạy ra ngoài. Tiếp theo, trong vài phút, một quả đạn nổ bung ngay giửa vườn hoa trước Nhà Thủy Tạ. Tôi đoán VC đang Pháo vào Tòa Thị Chính và Tiểu khu Đà Lạt, tọa lạc trên ngọn núi bên hông Khách sạn Palace. Có lẽ, chúng đạt súng ở Suối Tía. Nơi này, khi còn đi học tôi thường đi cắm trại với Thiếu đoàn Hướng Đạo Quang Trung. Có lẽ, chúng chỉ bắn trộm vài phát rồi chạy nên tôi vẩn bình tĩnh ngồi trong Nhà Thủy Tạ, trong khi khác hàng đã bỏ chạy hết. VC đã bắn quá tầm mục tiêu nên mới lạc ra phía hồ.

Trước đây, vào Tết Mậu Thân 1968, VC đã lò mò từ phía Dankia, Núi Bà, kéo về tận khu chợ Hòa Bình, ngoài một vài khuấy rối ở khu vực trường Võ Bị Quốc Gia, gần hồ Than Thở và Ấp Thái Phiên, vốn là nơi định cư của di dân từ Quãng Nam và Quãng Ngãi. Một ngày sau, Quân đội ở Đà Lạt đã đánh đuổi chúng chạy về lại hướng Suối Vàng, Đan Kia.Tôi biết ở thành phố này không có ổ VC nằm vùng nên bọn xâm nhập chỉ trốn quanh trong rừng núi rồi thỉnh thoảng mò về quấy phá, gây bất ổn. Dù vậy, từ đó, trong suốt thời gian theo học khóa 6 CHTM Trung cấp tôi luôn thủ khẩu súng lục để tự vệ về ban đêm. Khóa của tôi còn có Thiếu tá Hồ Ngọc Cẩn vốn xuất thân Thiếu sinh quân, được theo học khóa 2 Sĩ quan Đặc biệt Đồng Đế, Nha Trang rồi về Sư đoàn 21 Bộ Binh. Theo tin tức, Hồ Ngọc Cẩn làm Tĩnh trưởng Chương Thiện và bị VC xử bắn trong tháng 4 năm 1975. Trường Thiếu Sinh Quân là lò đào tạo nhiều anh hùng cho Quân Đội Cộng Hòa, bổ xung quan trọng cho quân đội hiện dịch trong suốt cuộc chiến Việt Nam, Ngày 30 tháng 4 năm 1975, dù vẫn còn là Thiếu sinh quân trong Trường nhưng họ đã anh dũng chiến đấu chống lại quân CS chính qui đánh chiếm Vũng Tàu, trên ngọn Núi Lớn.

Sau khóa học tại Đà Lạt, tôi trở về trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC vào tháng 9 năm 1969. Ông BTL đã lên tới cấp Đại Tá, cũng với chức vụ Tham Mưu Trưởng. Khi về thành lập Đại đội 202 QC, thật ra tôi thuộc quân số của Tiểu Đoàn Yễm Trợ Thủy Bộ. Trong đơn vị này, lúc ấy, gồm có Đại đội Chỉ Huy và Hành Chánh sau là Tổng hành Dinh, Đại đội Công Binh, Truyền Tin, Quân Xa, Tiếp Liệu. Nhưng khi làm việc, ngoài hệ thống hành chánh, tôi đi thẳng với Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn. Do đó, bên ngoài, có dư luận bảo tôi là “Đệ Tử” của TMT. Điều đó sai sự thật. Lúc nào, tôi cũng chỉ là một “Đệ tử” hết lòng phục vụ cho quân đội và binh chủng TQLC.Nếu không, tôi bám lấy chổ ngồi ở hậu phương thăng quan tiến chức không thua kém ai, lại không cần phải tình nguyện trở ra đơn vị tác chiến dù chân bị thương không chạy được. Trở về tôi không trình diện Tiểu đoàn trưởng TĐ Yễm Trợ Thủy Bộ mà được gọi vào gặp thẳng Đại Tá Bùi Thế Lân, Tham Mưu Trưởng. Lúc nào, ông cũng thế. Chỉ nhếch mép nhưng không bao giờ cười, đón tôi bằng câu:

“ Ông ra bàn giao chức vụ Trưởng Phòng I kiêm Trưởng Phòng Tổng Quản trị với Trung tá Hoàng Ngọc Bảo du học Hoa Kỳ. Có thắc mắc gì ông lên gắp tôi”

Giản dị và ngắn gọn như thế.Phòng I đã có Đại Úy Nguyễn Hữu Nhiên, vốn từ Lữ đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống chuyển về. Trung úy Phan Kế Bạt là phó Trưởng phòng Tổng Quản trị đã thâm niên trong ngành. Ở trường Chỉ Huy và Tham Mưu tôi chỉ được học tổng quát về phần hành tham mưu của Phòng I tức là Nhân Viên. Xuất thân từ đơn vị tác chiến với nghề “Bóp cò” nay tôi phải trở lại với cây bút và bàn giấy. Trước hết, tôi phải đến từng bàn của các vị Hạ sĩ quan làm Trưởng ban để thăm hỏi và làm quen từng người , kể cả người lính. Tôi muốn nghe họ đã làm việc gì, như thế nào cùng gia cảnh của tưng người. Ai cũng đã biết tôi từ ngày tôi chống nạng vào trình diện đơn vị. Sau đó, tôi yêu cầu cho tôi đọc phần hành của từng ban trên một mẫu đánh máy đúc kết. Kế tiếp, tôi nhờ người lên Bộ Tổng tham Mưu xin cho tôi đầy đủ bộ Huấn Thị Điều Hành của Phòng I và Tổng Quản Trị. Một tháng sau, tôi băt tay vào việc khi khám phá ra những khác biệt của Phòng I và Tổng Quản trị của Sư Đoàn với Các Phòng liên hệ trên BTTM. Từ đó, sẽ gặp khó khăn và trở ngại trong việc điều hành. Ngoài ra, với tật cố hữu giữ người để tránh trở ngại công việc nên đa số HSQ và binh sĩ tham mưu không được gởi đi học các khóa chuyên môn khiến cho hiệu quả thấp kém. Cứ thế, tôi mạnh dạn ra tay cải tỗ mà không cần phải trình Tham Mưu Trưởng. Trưởng thành trong phong trào Hướng đạo Việt Nam và được huấn luyện trong một quân trường hiện dịch chuyên nghiệp nên không không biết nịnh bợ và lấy lòng người khác. Nhất là từ khi Mẹ tôi mất khi tôi mới 9 tuổi nên tôi trở thành lầm lì ít nói. Nhân viên dưới quyền cũng vui vẻ với không khí làm việc cởi mở của một đơn vị tác chiến. Tôi lúc nào cũng chịu khó học hỏi, ngay với cấp dưới.

Ngày 1 tháng 1 năm 1970, bỗng dưng tôi được thăng cấp lên Thiếu tá khi vừa tròn 30 tuổi. Dù vậy tôi cũng lò dò theo sau các bạn cùng khóa Võ Bị bên ngoài các Tiểu Đoàn chiến đấu. Lúc ấy, ngoài chiến trường, Thiếu tá Nguyễn Đình Thủy đã tử trận ở đồng bằng Cận Thơ. Số còn lại, từ Nguyễn Xuân Phúc đến Đỗ Hữu Tùng, Nguyễn Đằng Tống, Nguyễn Kim Đễ, Nguyễn Văn Kim, Phạm Văn Sắt, Trần Văn Hiển, Nguyễn Văn Cảnh như giang tay hang ngang tiến lên trong binh chủng với các chức vụ Tiểu đoàn trưởng rồi sau này lên đến Lữ Đoàn Trưởng. Phúc hai lần bị thương. Tống mang vết đạn trên bụng. Sắt bị thương 5 lần. Chúng tôi vẫn giữ tình bạn thân thiết như anh em ruột thịt trong nhà. Vào tuổi này, qua nhiều câu chuyện trao đổi với bạn bè cùng khóa Võ Bị trong binh chủng, tôingày càng mang nặng ưu tư, ngay cả tương lai của chính mình trong Quân Đội. Trong khi ấy, một biến cố đã xảy ra ngay tại Ban Chỉ Huy Đại đội 202 QC do tôi thành lập. Đại úy Nguyễn Đình Huy, Đại đội trưởng từ Tiểu Đoàn 6 TQLC được bổ nhiệm về, đang đứng tựa hành lang đã bị một nhân viên Quân cảnh dưới quyền cầm khẩu M16 lên bắn ngã chết ngay tại chổ. Rồi người lính này cũng đã quay mủi súng tự sát. Nguyên nhân bắt nguồn từ phong cách chỉ huy của Đại Úy Huy. Chính tại nơi này, vào năm 1968, lúc tôi ngồi trong Văn phòng ĐĐ 202 QC, vào một buổi sáng, một quả pháo 122 ly của VC nổ ngoài cửa. Quả đạn pháo khoét sâu một vòng tròn cả chục thước và sâu gần lút đầu người. Khi đi ra xem xét, tôi thấy các Cố vấn Mỹ đang rút xuống tầng nhà dưới. Quả đạn tuy thế không gây thiệt hại và tổn thất. Tôi đoán VC đã đặt dàn pháo 122 ly ở Rừng Sát rồi nhắm bắn vào Dinh Độc Lập. Vì ngắn tầm nên quả đạn rơi vào ngay sân trong Doanh trại TQLC.

 Cũng vào tháng 5 năm 1968, tôi được giao kiêm nhiệm luôn Đại đội trưởng Đại đội Chỉ Huy và Hành Chánh và Trưởng Trại Lê Thánh Tôn. Lần này, tôi bỏ văn phòng xuống trấn an các anh em trong đơn vị cũ để tránh xáo trộn có thể xảy ra. Vốn là người thích hoạt động bên ngoài nên tôi không khỏi thấy khó chịu và khổ tâm khi phải ngồi dí trong công việc văn phòng, ngày càng chồng chất. Dù hoàn thành nhiệm vụ, tôi càng chán nản khi thấy mình bị vây quanh những mưu đồ đen tối trong ngành bổ dụng khi lệnh tổng động viên thi hành. Với đầu óc chân chất, ngay thẳng, tôi cố tránh né những móc ngoặc tham ô nhũng lạm trong chức vụ. Dần dần, tôi nhận thức ra mình sẽ bị đưa ra làm vật tế thần nếu chuyện đỗ bể. Càng ngày, tôi càng thấy lúng túng trong cảnh mua quan bán tước, làm huy chương “Lèo”, chạy chọt ngay trước mắt. Tôi tìm cách tự giải thoát bằng cách tìm người thay thế sau 2 năm ở chức vụ Trưởng Phòng Tổng Quản trị Sư Đoàn. Tôi đề nghị lấy Đại Úy Nguyễn Văn Diển, nguyên là Trưởng Ban I kiêm Chỉ Huy Hậu Cứ Tiểu Đoàn 2 TQLC về làm phó. Ông xuất thân từ Hạ sĩ quan đi học khóa 2 Đồng Đế Nha Trang rồi trở về lại phục vụ với chức vụ Trung Đội trưởng cho đến ngày bị thương. Đến tháng 6 năm 1971, tôi được đích thân Trung Tướng Lê Nguyên Khang gọi lên trình diện. Lúc này, ông kiêm nhiệm Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô và Tư Lệnh Quân Đoàn III nên ít khi vào BTL /TQLC. Mọi việc ông giao phó hết cho Tham Mưu Trưởng. Để dọn đường, ông TMT đã đẩy Đại Tá Nguyễn Thành Yên, nổi tiếng khi cầm Tiểu đoàn 2 TQLC, ra khỏi binh chủng. Kế tiếp là Đại Tá Tôn Thất Soạn, với chiến tích lẫy lừng từ chúc vụ Đại đội trưởng lên Tiểu đoàn trưởng, Chiến Đoàn và Lữ Đoàn trưởng, phải lìa khỏi TQLC ra Bộ binh. Trong khi ấy, người theo chân Trung Tướng Khang xách cặp Chánh Văn Phòng tư Trung Úy lên đến Trung Tá về ngồi chểm chệ làm Tham Mưu Phó Hành Quân và Tiếp Vận. Ông Tướng Khang gọi tôi lên và giao tôi trách nhiệm thành lập Bộ Chỉ Huy Căn Cứ Sóng Thần để nhận bàn giao căn cứ của Sư Đoàn I Lục Quân Hoa Kỳ, nằm trên lãnh thổ của 3 Quân Thủ Đức, Dỉ An và Lái Thiêu. Thoát khỏi vòng vây, tôi mừng khi sống lại.

Dư luận bên ngoài, kể cả một vài đàn em, cho rằng tôi thật là ngu dại. Đã bị thương ngoài mặt trận nay được về chổ ngồi béo bở, yên thân lại tìm cách bỏ đi. Có lẽ, tôi đã được dạy dổ và giao dục theo lối gọi là chính thống. Mắt tôi chỉ nhìn thẳng. Đầu óc của tôi chỉ tôn trọng sự trung thực và ngay thẳng. Tôi không thể hình dung ra những mưu đồ đen tối, thủ đoạn xão quyệt và manh mung lươn lẹo vô cùng của một con người. Điển hình nhất hiện nay là Cộng Sản Việt Nam. Chỉ hơn 2 triệu đảng viên mà khống chế cả nmột dân tộc nổi tiếng kiên cường với hơn 80 triệu dân. Phong trào Hướng Đạo Việt Nam đã dạy tôi trở thành một con người luôn giúp ích. Trường Võ Bị , ngoài các môn học quân sự, chỉ dạy cho tôi nặng về các môn Toán và Lý Hóa trong chương trính Văn hóa. Xuất thân là một sĩ quan hiện dịch, tôi không để cho quân bạ của mình vấy bẩn vối các tội tham ô nhũng lạm làm hủy hoại đời binh nghiệp. Hơn nửa, bản thân tôi cũng không đủ khả năng đói phó với cả một tập đoàn trong giai đoạn này. Cùng lúc này, bên ngoài Quân đội, bạn bè cùng khóa Võ Bị của tôi đã cùng vượt lên sau giai đoạn thử thách. Một số bạn đã lên làm Hạm trưởng Hải Quân. Một số giữ chức vụ Phi Đoàn trưởng Trực thăng bên Không Quân rất xuất sắc. Có người đã lên Trung tá làm Trung Đoàn trưởng ở các Sư đoàn Bộ Binh và Liên đoàn trưởng Biệt Động Quân như Nguyễn Thiều, Nguyễn Hữu Thông, Vĩnh Dác, Nguyễn Văn Huy, Đoàn Cư. Tôi cố gắng theo chân các bạn của mình trong quân ngũ.

BỘ CHỈ HUY CĂN CỨ SÓNG THẦN

Theo kế hoạch phát triển binh chủng TQLC, trong chương trình Việt nam hóa chiến tranh của Tổng Thống Hoa Kỳ Nixon, Bộ Tư Lệnh SĐTQLC và Phái bộ Cố Vấn TQLCHK đã chấp thuận việc thành lập Căn cứ Sóng Thần. Doanh Trai này bao gồm Trung Tâm Huấn Luyện, Bệnh Viện Lê Hữu Sanh, Hậu cứ các Tiểu đoàn Tác chiến, ngoại trừ TĐ 4 TQLC ở Vũng Tàu. Với cắn cứ tiếp nhận từ Sư Đoàn 1 Lục Quân Hoa Kỳ, tiếp giáp 3 Quân Thủ Đức, Dỉ An và Lái Thiêu, trong lãnh thổ có cả một phi trường dã chiến và một căn cứ cho 1 Phi đoàn Trực thăng trú đóng. Do đó, bảng cấp số quy định Chỉ Huy Trưởng Căn cứ Sóng Thần mang cấp bậc Đại Tá. Tôi được lệnh rút một số sĩ quan bị thương trong Khối Bổ Sung để thành lập BCH Căn cứ. Đại úy Tô Văn Cấp, xuất thân từ khóa 19 Võ Bị, đã phục vụ ở Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên và 3 lần bị thương. Danh từ Trâu Điên xuất phát từ trận đánh quyết liệt giữa Tiểu Đoàn 2 TQLC với quân chính qui CS, tại Bồng Sơn, Tam Quan, Bình Định. VC đã gom quân bất ngờ vây đánh vào nửa đêm nhưng bị các chiến sĩ TQLC phản công chop nhoáng và dữ dội khiến cho Cộng quân hoãng chạy và la lên:

”Tụi này như Trâu Điên.”

Thiếu tá Lê Hằng Minh, nguyên Tiểu Đoàn Trưởng cũ của tôi chỉ huy trận đánh này đã đề nghi lấy tên Trâu Điên cho đơn vị từ đó. Ông đã hy sinh trong trận phản phục kích ở Phong Điền, Huế, sau khi lên cấp Trung tá, năm 1965. Đại Úy Nguyễn Kim Tiền bị trúng đạn gảy chân ở Tiểu đoàn 3TQLC phụ trách Ban Điều Hành và Hành Quân cho BCH căn cứ Sóng thần. Trung úy Cao Quang Đô vốn từ TĐ1 TQLC đãm trách Tiếp vận. Tôi phải phối hợp với Cố Vấn Hoa Kỳ, là Thiếu tá Sinclair, thảo Huấn Thị Điều Hành Căn Cứ để họp bàn giao và tiếp nhận Lữ Đoàn 9 Không Kỵ của Hoa Kỳ từ Lai Khê về đồn trú trước ngày rời Việt Nam. Khi gọi lên giao nhiệm vụ, Trung Tướng Khang nhìn tôi với nét nghiêm trọng và nói giọng chậm rải:

”Bên ngoài, các đơn vị khác bị tai tiếng rất nhiều khi tiếp nhận các Căn cứ bàn giao của Hoa Kỳ. Tôi không muốn chuyện ăn cắp xảy ra sau khi bàn giao căn cứ nên đã giao cho ông. Thế thôi!.”

Biết trước sẽ phải đương đầu với nhiều thử thách nhưng tôi không hỏi gì thêm dù lúc ấy không có sự hiện diện của Tham Mưu Trưởng. Bước ra ngoài văn phòng Tư Lệnh, lòng tôi mứng vui tưởng như vừa tìm được lối thoát cho binh nghiệp.Tôi cũng được biết Trung Tướng Khang chắc đã thấy quá đủ với những món quà nặng ký của Tài Phiệt gốc Tàu, trong Chợ Lớn mang đến tận nhà rồi khi ông làm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Khi tập trung đầu óc để chuẩn bị cho nhiệm vụ mới, tôi chợt nhớ lại chuyến du hành quan sát ở Okinawa, Nhật Bản, năm 1971.

DU HÀNH QUAN SÁT OJT tại Okinawa

Muốn tiến thân trong Võ nghiệp, theo kịp bạn bè cùng khóa, tôi không bỏ lỡ cơ hội xin du học. Sau hơn một năm với chức vụ Trưởng Phòng Tổng Quản Trị Sư Đoàn, khi đã có Đại Úy Diễn vừa tốt nghiệp Tổng Quản Trị Cao cấp về giúp, tôi xin theo khóa Du hành Quan Sát (OJT) ở Lực Lượng 3 Thủy Bộ Hoa Kỳ tại Okinawa, Nhật Bản. Trận chiến đẫm máu và quyết liệt của TQKCKH tại hòn đão này đã ghi lại trên màn ảnh và sách báo, sau Đệ II Thế Chiến. Nếu không có 2 quả bom Nguyên tử thả xuống tại Hiroshima va Nagasaki chắc chắn quân Mỹ đã phải trả giá rất đắt khi tiến chiếm nước Nhật. Sau đấy, Okinawa một phần đã trở thành căn cứ Quân sự lớn của Mỹ ở vùng Thái Bình Dương. Lực lượng 3 Thủy Bộ gồm Sư đoàn 3 TQLCHK với các thành phần yễm trợ Hải và Không quân đồn trú. Ngoài một phi trường tầm vóc chiến lược có thế tiếp nhận Phi cơ B52, căn cứ còn bao gồm nhiều doanh trại xây cất tân kỳ , với quân y viện và trường học cho con em gia đình quân nhân trú đóng. Bước chân xuống Cảng hàng không, người ta tưởng chừng như đặt chân trên nước Mỹ đầy đủ tiện nghi hiện đại. Từ phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, tôi đáp chuyến bay PanAm với phần đông hành khách quân nhân Hoa Kỳ về nước. Khi chuyến bay dừng lại tại Naha, Okinawa để đón khách và tiếp nhiên liệu, tôi xuống phi cảng. Đang đứng lớ ngớ chưa biết đi đâu, một chàng Thiếu tá TQKCHK trong quân phục kaki vàng bước tối hỏi tôi:

“ Anh là Thiếu tá Trần Ngọc Toàn, TQLC Việt Nam phải không?” Anh cố phát âm tên tôi nhưng nói là “Nọc” thay vì Ngọc. Tôi đưa tay chào mừng rở gật đầu. Lúc ấy, bên ngoài Trời đã sáng sau chuyến bay đêm. Anh ta tự gới thiệu là Donald Hirsch, Thiếu tá Không quân TQLC Hoa Kỳ có nhiệm vụ tiếp đón và hướng dẩn tôi trong suốt thời gian du hành 3 tuần lễ. Anh đã từng sang Việt Nam và đóng quân ở phi trường Quãng Nam vào năm 1965. Anh tốt nghiệp trường Võ Bị Hải Quân Hoa Kỳ Annapolis và tinh nguyện về phu6c vụ trong Không đoàn Trưc Thăng. Don nói chuyện rất vui vẻ và cởi mở với ánh mắt nhìn quan sát tôi có vẻ tinh nghịch. Vốn Anh ngữ thực hành của tôi không bao nhiêu, lại thêm tính ít nói nên tôi cũng không nhiều lời như người bạn, về sau, tôi mới biết thêm Don Hirsch đã ly dị vợ bên Mỹ và hiện đang theo đuổi một cô giáo người Mỹ dạy học trong Căn cứ tên Mary.

Don Hirsch đưa tôi về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 TQLCHK để gặp Trung Tướng Tư Lệnh. Trước đấy, Don hướng dẩn tôi vào Phòng ăn Sĩ quan để dùng bửa sáng. Với sĩ quan cấp Tá, tôi được ngồi một góc dành riêng và có người phục dịch. Tôi lung túng không biết gọi chọn món gì. Sau cùng, tôi cũng đành ăn theo các món như Don.

Với dáng vẻ nhanh nhẹn và thành thạo Don dẩn tôi đi phon phon vào Bộ Tư Lệnh SĐ3. Vừa đến nơi viên sĩ quan tùy viên đã đón mời vào gặp Trung Tướng Tư Lệnh. Rất tự nhiên và vồn vả, ông Tướng Mỹ đón bắt tay tôi và mời ngồi. Ông bảo ông rất thích TQLCVN và vui mừng để tiếp đón tôi. Thái độ ấy đã khiến tôi vừa bàng hoàng vừa xúc động. Trong khi, mới ngày nào khi ra Trường về trình diện đơn vị, Tiểu đoàn trưởng của tôi chỉ mang cấp bậc Đại Úy mà rất hách dịch và quan liêu. Khi được hỏi nguyện vọng tôi xin ông cho tôi đi thăm đủ các đơn vị thay vì chỉ ngồi trong các văn phòng. Ông Tướng gật gù cười thoải mái chấp thuận. Nhờ đó, suốt thời gian còn lại, sau khi giao tôi đến đơn vị nào là Don Hirsch tha hồ đi hẹn với người tình. Sau này, tôi gặp lại hai người đã kết hôn ở Virginia khi tôi theo học khóa Command & Staff College của TQLCHK, tại Quantico.Mary không còn dạy học nhưng lại dạy lái phi cơ giải trí. Trong dịp ba tuần lễ ở Okinawa, tôi được đưa lên Căn cứ Hỏa Lực kiểu mẫu của Trung đoàn 4 TQLCHK, rồi trải qua một ngày tự tay lái chiếc thiết vận hạm Ontos từ biển vào đất liền. Trong thời gian này, tôi được thu xếp ở một mình trong cư xá sĩ quan cấp Tá thật tiện nghi và dùng bửa tại Phòng ăn Sĩ quan. Tôi được nghe hướng dẩn từng phần hành của các Ban từ Nhân viên, Tình Báo, Tiếp Vận đến Tham Mưu của Trung Đoàn 4 TQLCHK do Đại tá Hancock làm Trung đoàn trưởng.Vào ngày nghỉ cuối tuần tôi mò ra Trạm Xe Buýt trước cửa Trại Hansen đi về tận Thủ Phủ Naha thăm thú một mình.Tuần lễ cuối, tôi được đưa theo một Trung đội Trinh Sát của TQLCHK xuống một chiếc Tiềm Thủy Đĩnh để thực tập đổ bộ thám thính bãi Đổ bộ trên đất liền, từ Tàu Ngầm.

Với bộ chiến phục rằn ri của Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam, tôi xuống chiếc Tiềm Thủy Đĩnh Nguyên Tử của Hoa Kỳ tại bến cảng Naha. Đại tá Hải Quân HK tiếp đón tôi thật trọng hậu dù với vẻ mặt lạnh lùng cố hữu của một Thủy Thủ tàu ngầm. Với một diện tích thu hẹp và thấp nhỏ, tôi cũng được xếp cho một giường tầng nằm với Ham Phó mang cấp Thiếu Tá Hải Quân (Lt Commander). Trong phòng ăn Sĩ quan nhỏ hẹp, tôi được mời ngồi bên tay phải của Ham Trưởng thay chổ của Hạm Phó.Trong những ngày lặn rồi nổi ngoài Thái Bình Dương, tuy ngất ngư với sóng biển, tôi luơn cố gắng theo chân các Toán Trinh sát TQLCHK được thả nổi lên bằng thuyền cao su và xuống tàu ngoài khơi. Khi trở về bờ, tôi tò mò đi dọc theo một chiến hạm của Nhật thả neo bên kia Cầu Tàu. Chợt nhìn lên thấy Thủy thủ Nhật, với quân phục trắng tinh chạy ra dọc Sàn Tàu theo tiếng còi xếp hàng. Khi vừa đến cầu thang lên Tàu, tôi thấy một Sĩ quan vội vã chạy xuống rồi đứng nghiêm đưa tay chào và một tay ra hiệu mời tôi đi lên. Tuy ngạc nhiên nhưng tôi làm tĩnh chào lại và thủng thỉnh đi lên. Sau đó, tôi mới biết là Hạm trưởng Hải Quân Nhật biết được tôi là Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam nên đã có nhã ý mời tôi lên thăm chiến hạm. Tôi thật hãnh diện và xúc động. Ngay từ nhỏ, tôi rất khâm phục tinh thần chiến đấu của quân đội Nhật khi dọc sách báo hoặc xem các tài liệu. Tinh thần Hiệp sĩ đạo thật hiếm có. Họ đã từng chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng và nhất quyết không đầu hàng, tuy cuộc chiến đấu ấy do Lãnh đạo đã không chân chính và phi nghĩa. Khi rời tàu, tôi đã đứng nghiêm đưa tay chào Thủy Thủ Đoàn khá lâu để bày tỏ lòng kính phục.

Lần này trở về nước tôi ôm mộng cùng với bạn bè cùng lứa tuổi xây dựng một Quân Đội thật hùng mạnh và đầy chính nghĩa. Mộng ấy đã không thành và tan vở như bọt nước vào ngày cựu Đại Tướng Dương Văn Minh lấy tư cách Tổng Thống kêu gọi buông súng, vào sang ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Trong buổi họp bàn giao căn cứ Sư đoàn I LQ Hoa Kỳ, người chủ tọa bên phía Mỹ là vị Đại tá Chỉ huy trưởng Tổng hành dinh. Họ cho biết Quân đội Hoa Kỳ đang vận chuyển quân dụng về Căn cứ Long Bình và công tác sẽ hoàn tất trong thời hạn ngắn nhất. Tuy nhiên, thời gian hạn định, có thể họ sẽ trao lại cho TQLCVN 2 bồn chứa nhiên liệu phi cơ, một số vật dụng trang bị doanh trại và hàng ứ đọng trong kho PX và Câu lạc bộ của căn cư. Việc tiếp nhận căn cứ có hiệu lực ngay bây giờ.Ngoài một số Hậu cứ của các Tiểu đoàn tác chiên1 đã sẳn sàng dọn vào, chúng tôi phải nhờ Trung tâm Huấn Luyện TQLC cung cấp vài đơn vị của Khối Bổ Sung để tổ chức ngay việc phòng thủ căn cứ. Doanh trại sẽ chỉ mở 2 cổng ra vào. Một giao cho Quân cảnh Hoa Kỳ trách nhiệm, về hướng Đông. Cổng Nam dành cho các đơn vị TQLC ra vào do Tiểu đội Quân Cảnh 202 kiểm soát. Mọi vật dụng xuất cổng đều phải được đích thân Chỉ Huy Trưởng căn cứ Sóng Thần chấp thuận để tránh thất thoát và trộm cắp. Căn cứ được chia ra từng phần phòng thủ riêng rẻ cho từng Hấu cứ Tiểu đoàn. Trung đoàn 9 Không kỵ do Đại Tá Hanifin chỉ huy cũng được khoanh vùng biệt lập để tránh xâm nhập của đặc công VC. Các Hậu cứ đơn vị bắt tay ngay vào việc trồng cây tươi trong địa phận và trồng cây Tre trên bờ thành phòng thủ của căn cứ để giử vững bờ đất chống lại B40 của VC từ ngoài bắn vào. Ngoài hệ thống liên lạc truyền tin trực tiếp từ các đơn vị đồn trú với Trung tâm Hành quân của Căn cứ, mổi xế chiều, TĐ 9 Không Kỵ còn cung cấp một chuyến bay trinh sát Cobra vòng quanh bên ngoài hàng rào phòng thủ. Huấn thị Điều hành căn bản của Căn cứ Sóng Thần được thảo cả bằng tiếng Việt và Anh ngữ.

Việc bàn giao và tiếp nhận diển ra trôi chảy nhờ vào Quân đội Mỹ nóng lòng về nước. Tuy nhiên, sau một tháng rút quân từ Lai Khê về Sóng Thần, một vụ nổ gây hư hại 3 chiếc trực thăng Mỹ xảy ra trong đêm, ngay trong bãi đậu của TĐ 9 Không kỵ. Ngay từ đầu, hàng ngày số lượng công nhân phục vụ cho lính Mỹ, từ Bình Dương, vẩn ra vào căn cứ cả trăm người. Những lao công này lo vệ sinh, nấu ăn, giặt giũ cho lính Mỹ. Chúng tôi đã lo ngại và cảnh báo bên phía Hoa Kỳ về việc đặc công trà trộn nhưng vô hiệu. Sau chiến tranh, theo thống kê, CS Miền Bắc Việt Nam chỉ tốn 14 đồng Đô la Mỹ cho 1 lính VC trong 1 tháng. Trong khi, Quân đội Hoa Kỳ tốn hàng ngàn Đô la cho 1 chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Hơn thế nữa, số tiền chi tiêu này này lại tính vào tiền viện trợ cho Miền Nam Việt Nam. Người lính trận của Miền Nam cũng chỉ tốn súyt soát 14 Đô la cho 1 tháng là nhiều. Lính Nhà Giàu đi đâu cũng có kẻ hầu người hạ. Đi hành quân chỉ phải mang theo trên mình ít đạn dược và lương khô. Mổi ngày, thực phẩm tươi và nóng được chuyển tải ra hành quân bằng trực thăng, luôn cả nước uống với Coca, bia rượu, thuốc lá. Ngoài ra, theo lời một Sĩ quan Mỹ cho biết, khi có lệnh rút quân, Căn cứ đã phải dùng xe máy ủi đất đào một hầm dài sâu để chôn các quân dụng cũ không thể đem về Mỹ được. Không biết sau năm 1975, VC đã đào lên chưa khi chiếm căn cứ Sóng Thần.

Trong thời gian tiếp nhận Căn cứ, Thiếu tá Cố vấn Sinclair luôn mượn cớ đi liên lạc thường về Căn cứ Long Bình hưởng thụ. Tôi không lấy thế phiền lòng. Tuy nhiện, có một hôm, vào khoảng xế trưa, Sinclair vào văn phòng , tôi bảo :”Ông nên thường xuyên làm việc với Bộ Chỉ Huy TĐ 9 Không Kỵ để lưu ý việc dùng nhân công Việt Nam. Tôi sợ VC lợi dụng cho đặ công xâm nhập” Bỗng dưng, Thiếu Tá Sinclair nổi giận trả lời:” God…..Tụi nó toàn là Đĩ điếm” Tôi không kềm được tức giận, phản lại ngay” Tại sao ông chưởi thề với tôi. Từ nay tôi không muốn gặp ông nữa” Sinclair bỏ đi ra. Hai ngày sau, chàng trở về nhưng tôi đã dăn lính gác không tiếp nên chàng bỏ đi. Ngày kế tiếp tôi cũng tránh mặt. Một tuần sau, một Thiếu tá Cố Vấn TQLCHK mang đồ đạc đến cho biết là thay thế Sinclair. Mãi đến nam 1972, trong một buổi họp mặt các cựu Cố Vấn TQLC Hoa Kỳ, được tổ chức tại căn cứ Quantico, Virginia, tôi mới gặp lại Thiếu tá Sinclair. Ống vui vẻ tìm đến bắt tay tôi và nói nhỏ:” Nhớ mày mà tao được sơm về nước và nay đã giải ngũ”

Giửa năm 1971, bạn cùng khóa Võ bị của tôi là Nguyễn Xuân Phúc, vừa được thăng cấp Trung tá ngoài mặt trân, trở về Hậu cứ mới trong căn cứ Sóng Thần sau trận Hạ Lào Lam Sơn 719. Một buổi sáng, tôi vội thu xếp công việc rồi chạy sang thăm bạn. Vốn thân thiết nên tôi cứ thế tìm vào tận căn nhà riêng của Tiểu đoàn trưởng.Bước vào trong phòng khách, tôi khựng lại khi nhín thấy ông Cụ thân sinh của Trung tá Phúc và hai người lạ. Tôi nhanh nhẩu chào cụ và hai khách lạ mà tôi xem như bạn của ông Bố. Thấy Phúc tôi nói lớn:” Nghe mày mới hành quân về nên tìm thăm” Phúc quay sang giới thiêu ông anh rể và “ Cụ Diễn”. Tôi không biết cụ Diễn là ai nhưng chắc là bạn của ông cụ thân sinh của Phúc. Vừa ngồi xuống chiếc ghế bên bàn làm việc của Phúc, bỗng dưng “cụ Diễn bước đến nắm tay tôi rồi nói giọng Bắc đều đều:” Anh trông thế mà đường binh nghiệp coi như đến đây là chấm dứt. Thế trước kia anh có bị một đại nạn không?” Phúc trả lời thay tôi:” Nó bị trận Bình Giả nặng lắm. Mấy ngày sau mới bò về được” Tôi chỉ biêt giương hai mắt nhìn cụ im lặng. Cụ Diễn ôn tồn nói tiếp: “Sắp tới đây anh còn bị một đại hạn lớn lắm. Nếu không chết cũng bị tù đày. Thế anh theo đạo gì?” “ Dạ đạo Phật” “Thế thì hãy xin quy y đi. Luôn cả vợ con nữa. Nếu không họ cũng sẽ bị gánh chịu cho anh đấy” Quá bất ngờ nên tôi không nói gì và cũng không cám ơn ông cụ. Lúc ấy, tôi mới 31 tuổi đời. Tôi đã được thăng cấp Thiếu tá từ ngày 1/1/1970 tuy chậm hơn các bạn cùng khóa. Nhưng tôi lại đang giữ một chức vụ có cấp số Đại tá nửa. Trong công việc phục vụ Quân Đội tôi đã hết lòng hết dạ và cương quyết không làm việc sai quấy làm sao tôi có thể bị tù tội được. Vốn không tin đoán số tử vi tôi lại nghĩ thầm sao ông cụ không quen lại nói như thế với mình tuy tôi không giận trách mà nghiểm nhiên bình chân như vại. Thấy không thuận tiện nên tôi vội từ giả Phúc và hẹn gặp lại sau.

Từ hôm ấy, tôi càng nhất quyết không cho thất thoát vật dụng nhận bàn giao trong Căn cư. Tuy vậy, hầu như mổi ngày, hai người “Đệ tử” của Tướng Khang và Tham Mưu Trưởng luôn tìm gặp tôi để xin chử ký cho xuất trại từng xe hàng “để xây dựng và sửa cửa Trung Tâm Huấn Luyện và Trại Thị Nghè”. Tôi không sao từ chối đươc. Chắc có ngày tôi sẽ bị làm vật tế thần

Trong thời gian này, bạn cùng khóa của tôi về Không quân đã giữ chức vụ Phi đoàn trưởng Trực Thăng, tại Phi trường Biên Hòa, là Thiếu tá Nguyễn Văn Ức. Bạn đã kể cho tôi nghe những cuộc gặp gở lý thú với các bạn cung 2 khóa Võ Bị ở chiến trường Miền Tây khi các đơn vị hành quận phối hợp. Trên không trung là các phi công trực thăng như Trương Thành Tâm, Trần Châu Rết, Lê Văn Châu, Nguyễn Văn Ức, Nguyễn Minh Châu…dưới bộ là các đơn vị TQLC, Bộ binh như Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Kim Đễ, Đỗ Hữu Tùng, Nguyễn Đằng Tống, Nguyễn Đình Thủy, Trần Văn Hiển, Nguyễn Văn Kim liên lạc chặt chẻ qua hệ thống truyền tin. Tôi càng cảm động khi đích thân Phi đoàn trưởng Trực thăng Nguyễn Văn Ức đã bay từ Biên Hòa sang Căn cứ Sống Thần đón tôi sang dự một cuộc vui mừng chiến thắng của đơn vị. Theo thời gian, vô hình chung, các bạn cùng khóa của tôi, từ các Quân Binh chủng, vun bồi tình thân như anh em trong một đại gia đình. Trong hoàn cảnh nào ai cũng tìm đến thăm nhau, trao đổi tin tức về bạn bè.

Những buổi Họp Khóa được những người có điều kiện đứng ra tổ chức hàng năm, ngay tại Sài gòn, từ năm 1965. Chúng tôi dần dần đã trưởng thành trong chinh chiến. Trong khoảng thời gian này, riêng trong binh chủng TQLC, các bạn cùng lhóa của tôi đã nhất tiến đều trong Võ nghiệp, với 2 Lữ Đoàn Phó và 5 Tiểu đoàn trưởng tác chiến. Vào giai đoạn này, cuộc chiến ngày càng hung hãn do quân chính quy CS xâm nhập với vũ khí tối tân của khối Cộng sản tiếp tế cho Miền Bắc Việt Nam tràn vào Miền Nam. Ở Căn cứ Sóng Thần, tôi luôn dỏi mắt trông theo bước chân hành quân của các bạn. Một mặt tôi cố gắng hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ của mình. Nhưng, khi tuổi đời đã chin mùi, tôi cảm thấy mình bị lạc lỏng trong một hệ thống bè phái, lỗi thời và nhũng lạm với thái độ ”Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi”. Tự nhận thức sẽ bị guồng máy nghiền nát với thái độ dè chừng, tôi tìm con đường tiến thân theo bạn bè. Tôi nhờ vị Sĩ quan Cố Vần Mỹ giúp tìm các tài liệu mới cập nhật để tự rèn luyện Anh Ngữ để chuẩn bị xin du học. Tôi biết rõ mình sẽ không thể ngồi yên nơi này, khi chức vụ vừa mang cấp số Đại Tá lại an nhàn. Trong khi, bên ngoài các đơn vị tác chiến, không ai có năng lực và ham muốn tranh dành các chức vụ đầy hiểm nguy với bạn bè của tôi.

Vào đầu năm 1972, khi kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh của Tổng thống Hoa Kỳ Nixon đang tiến triển, một số các khóa học tại các trường Địa học bên Mỹ được mở ra cho một số tân Sĩ quan vừa tốt nghiệp khóa học 4 năm, như Khóa 22B, của trường Võ Bị Đà Lạt và các SQ trong Quân đội. Bộ Hải Quân Hoa Kỳ đã cấp một học bổng 4 năm cho khóa Kỹ sư Điện tại Mỹ cho Hải quân và TQLC Việt Nam. Chụp cơ hội, tôi lên Phòng 3 Bộ Tư Lệnh SĐTQLC nạp đơn xin. Sau đó, tôi được đưa lên trường Sinh Ngữ Quân Đội, trong Bộ Tổng Tham Mưu, dự thi Anh Ngữ. Trong cả hai đợt thi vòng loại và chung kết, tôi dạt được số điểm 92/100. Một tuần sau, Phái bộ Cố Vấn Hải quân Hoa Kỳ đã gọi tôi lên lập thủ tục du học và được đưa sang Nhà sản xuất Quân phục Phước Hùng thực hiện đầy đủ trang bị. Khi vừa nhận được quân phục du học, tôi được tin bị loại khỏi khóa học do yêu cầu của Tướng Tư Lệnh TQLCVN với lý do “Nhu cầu Sĩ Quan ngoài chiến trường”. Người thay thế tôi là một Hải quân Thiếu tá với kết quả thi Anh Ngữ là 80/100. Vị này chắc chắn đã kẹt lại Mỹ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, gần trọn 4 năm học. Trong thời gian này, bạn cùng khóa với tôi là Trung tá Nguyễn Xuân Phúc, Lữ đoàn phó LĐ369 TQLC được cử đi du học Hoa Kỳ, khóa Chỉ Huy và Tham Mưu của TQLCHK, tại Quan tico, Virginia, cùng với Đại tá Nguyễn Thế Lương, Lữ đoàn trưởng LĐ147 TQLC. Cả hai được rời vùng hành quân Quãng trị về Sài Gòn dự thi Anh Văn để lập thủ tục du học.

Trung tá Nguyễn Xuân Phúc vốn đã có chứng chỉ Toán Lý Hóa (MPC) ở trường Đại học Hoa Học Sài Gòn khi gia nhập khóa 16 của trường Võ Bị Quốc Gia tại Đà Lạt. Tốt nghiệp Á Khoa Phúc đã tình nguyện về phục vụ trong binh chủng TQLC và lăn lộn ngoài chiến trường với ba lần thăng cấp đặc cách ngoài mặt trận và hai lần bị thương, cùng với huy chương đầy ngực. Phúc là một ngôi sao biểu tượng cho một thế hệ chỉ huy chiến trường mới của Quân Đội Cọng Hòa, đầy kiêu dũng, mưu lược và khí phác trong sạch. Hồi tình cờ gặp cụ Diển, tôi cũng không hỏi bạn cụ ấy đã nói gì về Phúc. Cụ Diển vốn là bạn của Ông Cụ phụ thân của Phúa đã nổi danh về Tướng số khi được mời lên xem Tử vi cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiêu. Phải nói rằng người giàu có ở Sài gòn, lúc ấy cũng khó gặp được cụ Diển, dù đã chầu chực tại nhà cả mấy ngày. Sau khi Phúc lên Trung Tá từ chiến trường Hạ Lào trở về, thân sinh đã mời được cụ Diển lên tận Hậu cứ của Phúc trong Căn cứ Sóng Thần để xem giúp về Phong Thủy. Tôi chỉ tình cờ đi thăm bạn mà được gặp. Ông bảo binh nghiệp của tôi coi như đã chấm dứt nên tôi lại càng tìm cách tự giải thoát cho mình. Nhưng rồi tấ cả hầu như đã trở thành sự thật sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.Tôi không tin rồi cũng phải tin ở số mệnh của con người. Do lăn lộn ngoài chiến trưởng cả gần chục năm liên tục, khi bất ngờ về thi Anh Ngữ, dầu ăn nói trôi chảy, kết quả của Đại Tá Lương và Trung tá Phúc đều bị dưới điểm 60/100. Phái bộ Cố Vấn TQLC Hoa Kỳ cho Tướng Lân biết cấp số cho mổi khóa Chỉ Huy và Tham Mưu TQLCHK, tại Quantico, VA, chỉ có 1 SQ của TQLCVN du học, trong một niên khóa. Nếu không đề cử người đi dư năm nay, có thể sẽ bị cắt giảm vào tài khóa tới.

Cuối cùng, Tướng Lân đã đẩy tôi lên thay thế để giử chổ. Dù mất cơ hội theo học khóa 4 năm Đại học Hoa Kỳ, tôi cũng vui mừng chuẩn bị ra đi. Đại úy Tô Văn Cấp nguyên xuất thân khóa đàn em của tôi xử lý thường vụ trong khi tôi nghe nói Trung tá Lê Bá Bình sau này về Bộ Chỉ Huy Căn cứ Sóng Thần do chiến thương. Trung tá Lê Đình Quế vốn làm Chánh Văn Phòng cho Tướng Khang từ hồi còn Trung Úy nay lên tới Đại Tá giữ chức Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn. Kỹ luật quân đội buộc tôi phải chào ông nhưng trong lòng tôi bất phục. Chính ông cũng ngại khi thấy tôi có vẻ ngang tang. Đời binh nghiệp của tôi bắt đầu rẻ vào một bước ngoặt. Dù sao, khóa Chỉ Huy và Tham Mưu của TQLCHK, tại Quantico, Virginia, cũng là một khóa học quân sự đáng kể cho võ nghiệp.Với tất cả thủ tục du học đã sẳn sàng cho khóa Kỹ sư Điện, tôi được thông báo cho biết sẽ lên đường vào tháng 8 năm 1972. Trong khi, ngoài tuyến đầu, các bạn cùng khóa với tôi đang cùng binh chủng TQLC chống giữ phòng tuyến theo sông Mỹ Chánh, Quảng Trị trước sức tấn công của 3 Sư Đoàn quân chính quy Cộng sản tràn vào từ vĩ tuyến 17. Số thương vong của TQLC ngày càng trầm trọng dưới sức tàn phá của đại pháo 130 ly và chiến xa T45 của Nga Xô.Tại Căn cứ Ái Tử, Tiểu đoàn 6 TQLC do Trung tá Đỗ Hữu Tùng đã bắn hạ hàng loạt chiến xa của địch với ống phóng hỏa tiễn M72 mới được Mỹ viện trợ, làm cho CS phải khựng lại. Tiểu đoàn 9 TQLC do Trung Tá Nguyễn Kim Đễ điều động cũng chận đứng sức tiến quân của CS ngay tại sông Mỹ Chánh, trong khi chờ tiếp viện không vận từ Sài Gòn.Số phận của TQLC như dính liền với Huế và Quảng trị. Hồi năm 1966, khi Tiểu đoàn 2 “Trâu Điên” do Trung tá Lê Hằng Minh chỉ huy, bay ra Đà Nẵng dẹp loạn binh rồi tiến ra Huế dẹp bỏ bàn thờ ngoài đường phố, do đám quá khích theo Phật giáo sách động, người dân Huế đã vô tình dùng danh từ của VC gọi TQLC là “Lính Thiệu- Kỳ”.

Mãi sau ngày ta giải phóng Huế, vào Tết Mậu Thân 1968, người Huế mới không còn gọi là “Lính Thiệu Kỳ” nửa. Tội nghiệp cho vong linh của bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh trong công cuộc bảo vệ tự do cho Miền Nam Việt Nam. Sau khi hoàn thành công tác dẹp loạn tại Huế, TĐ2 TQLC được lệnh di chuyển ra Đông Hà , Quãng Trị, để tăng phái cho Sư Đoàn 3 Bộ binh. Trung đoàn Trị Thiên của VC được tin đã tổ chức một trận phục kích ngay trên đoạn Quốc Lộ I, ở Phong Điền, Huế. Đoạn đường này tiếp giáp với rừng chồi của Phong điền về hướng Đông nhưng cách rặng núi Trường Sơn, về phía Tây cả một thung lũng cỏ trống độ 5 cây số. Do đó, lực lượng phục kích của VC chỉ tấn công vào Đại đội Chỉ Huy và 2 Đại đội giửa đoàn xe vận tải. Còn 2 Đại đội do Tiểu đoàn phó chỉ huy lọt bên ngoài đã quay lại phản kích khiến VC phải rút quân về hướng Trường Sơn. Vừa lúc ấy, xe Thiết Giáp của TQLC Hoa Kỳ, từ căn cứ Hòa Mỹ (Evans) đã chạy bọc phía thung lũng đất trống đánh tạc ngang gây tổn thất nặng nề cho quân Cộng sản.Trung Tá Lê Hằng Minh trúng đạn tử trận ngay loạt súng đầu tiên của VC.Tiểu Đoàn Phó đã điều động quân phản phục kích nhanh chóng. Ông là Thiếu tá Nguyễn Văn Hai tự “Hai Chùa” vốn xuất thân từ một Tiểu đoàn Cảm tử quân “Commando” của Pháp, trỗi lên từ cấp bậc Binh Nhì đến Trung Tá sau này chỉ dựa trên công trận. Tuy nghe tiếng ông đã lâu nhưng mãi đến cuộc hành quân ở U Minh, Cà Mâu tôi mới diện kiến.

Trong khu rừng cây Tràm ngập nước của U Minh, năm 1964, tôi mới được bổ nhiệm làm quyền Đại đội trưởng ĐĐ1 của TIểu đoàn 4 TQLC được lệnh tiến quân lùng địch bên trái Kênh Đào, song song với cánh quân của Tiểu đoàn 2 TQLC bên phải.. Ì ạch trong sình lầy từ sáng sớm đến xế chiều, tôi chợt khám phá ra cánh quân của TĐ2 đâm ngang. Khi đang tìm cách gặp Sĩ quan chỉ huy, tôi bỗng nghe tiếng nói ồm oàm vang dội: ”ĐM sao lại gặp tụi Tiểu đoàn 4 dậy cà”. Nhìn sang, tôi thấy một người cao lớn, vạm vở tay cầm khẩu súng Garant, vai mang Ba Lô. Mấy người lính dưới quyền nhận ra nói” Ông Đại Úy Hai Chùa đó Sao Mai” Tôi lội lên chào ông rồi nói:”Tôi là Đại đội trưởng ĐD1 Tiểu đoàn 4 đây, Đại Úy” “ Dậy hả, ông em đi sao mà đâm ngang dậy?” Tôi trả lời cứng :”Tôi đi theo Phương giác trên bản đồ nên chắc chắn đúng hướng” Ông không nói gì thêm rồi cho quân đổi hướng. Tôi được dịp gặp người bạn cùng khóa đang làm Đại đội phó cho Đại Úy Hai là Nguyễn Văn Kim trao đổi dăm câu thăm hỏi. Nhờ đó, tôi mới biết Ông Hai Chùa không bao giờ dùng bản đồ khi hành quân. Cần phương hướng hay gọi Pháo binh đều giao cho Thiếu Úy Kim.

Dù vốn là Lực lượng Tổng Trừ Bị của Quân Đội nhưng từ sau năm 1970, TQLC đã bị dính chân ở tuyến đầu Quảng trị Ở mặt trận phía Tây của Huế, tiếp giáp với rặng núi Trường Sơn với luơợng quân CS Miền Bắc xâm nhập ngày đêm, Sư Đoàn I Bộ Binh đã giữ vững phòng tuyến, ngăn chặn những mưu toan đánh phá của VC. Trên Vỹ tuyến đình chiến phân ranh Nam Bắc số 17, Sư Đoàn 3 đã được thành lập trấn giử bờ cỏi thay thế cho TQLC Hoa Kỳ đã rút quân về nước đã thường xuyên bị đe dọa tràn ngập. Cho đến tháng 4 năm 1872, CS đã bất chấp Liên Hiệp Quốc và lợi dụng biến động chính trị tại Hoa Kỳ xua quân tràn qua với 3 Sư đoàn cùng Đại pháo 130 ly và Thiết giáp T54 của Nga Xô. Từ đó, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã giao trọn lãnh thổ giới tuyến cho Sư Đoàn TQLC. Thêm nửa, ông Thiệu cũng lo ngại TQLC tham gia vào cuộc lật đỗ chính trị vốn bắt nguồn từ Tướng Lê Nguyên Khang nguyên Tư Lệnh TQLC khá thân với ông Nguyễn Cao Kỳ, từ sau chính biến năm 1963.

Du học Hoa Kỳ

Trong tài khóa năm 1971-72, Đại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn đã theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu của TQLC Hoa Kỳ, tại Quantico, Virginia. Ông là một Sĩ quan TQLC Việt Nam đã từng đến Quantico dự khóa Căn bản(Basic), Chiến tranh Thủy Bộ (Amphibious Warfare) và Chi Huy Tham Mưu. Tôi không có tham vọng gì ngoài ý tưởng tự tìm đường thoát cho binh nghiệp sau ngày bị thương trong trận Bình Giả. Với thế hệ mới của anh em chúng tôi cầm quân chiến đấu từ cấp Trung đoàn đến Tiểu đoàn, chúng tôi chỉ mong sao các vị Tướng Lãnh rảnh trí và sáng suốt chỉ huy để đừng đưa chúng tôi vào chổ chết vô vọng. Tôi cũng mong những điều học hỏi được trong binh chủng lừng danh của TQLCHK sau này sẽ giúp được một chút ít cho bạn bè, trong cuộc chiến trường kỳ chống Cộng sản ở Miền Nam.

Tôi cầm Sự Vụ Lệnh của Quân Đội Hoa Kỳ ra Phi Trường Tân Sơn Nhất đáp chuyến bay bao thuê Pan Am sang Căn cứ Travis ở California, trên đường đến Quantico, Virginia, cung với hầu hết quân nhân Hoa Kỳ hồi hương, vào ngày 21 tháng 8 năm 1972. Lần này, mãi từ ngày mới ra Trường Võ Bị về trình diện TQLC, vào đầu năm 1963, tôi mới mặc lại bộ quân phục đi phố Kaki với chiếc mủ Bê rê màu xanh lục và cấp hiệu màu trắng trên vai.Chiếc va-li mang theo chỉ chứa thêm một bộ chiến phục rằn ri cùgn với đôi giày trận và một vật dụng cá nhân cần thiết. Chuyến bay dài xuyên Thái Bình Dương đã ghé Guam lấy nhiên liêu và dừng tạm ở Honolulu để bay vào nội địa Hoa Kỳ. Trong chuyến bay chỉ có mổi một mình tôi là sĩ quan Việt Nam du học.Khi có Sự vụ lệnh, tôi được đổi 200 Đô la mang theo người theo gia hối doái chính thức.Có lẽ, do tâm lý nóng lòng về lại quê hương và chán nãn với chiến tranh Việt Nam nên hành khách quân nhân Hoa Kỳ rất lạnh lùng và xa cách với tôi trong suốt chuyến bay. Còn tôi mãi đắm chìm trong nổi nhớ nhung quê nhà và trận chiến đầy máu lửa với các bạn bè thân thiết của tôi đang đối đầu ngoài Quãng Trị, trong suốt hơn 20 tiếng trên không trung.Không biết đời tôi sẽ trôi dạt về phương nào. Chí làm trai vẫn còn nung nấu. Bạn bè cùng khóa Võ Bị của tôi ngã xuống ngoài chiến trường đã vượt con số 50 trên 226 Sĩ quan tốt nghiệp. Người Mỹ với hàng chục ngàn quân sĩ tử trận sau một cuộc chiến kéo dài nhất trong quân sử Hoa Kỳ, nay đã chán nản tìm lối thoát trong cuộc chiến chống Cộng sản. Phong trào phản chiến ngày càng dử dội trên cùng khắp nước Mỹ. Thanh niên Mỹ trốn quân dịch GI sang Âu châu và Canada. Kẻ ở lại biểu tình chống chiến tranh và đốt giấy gọi nhập ngũ. Người lính chiến đấu trở về từ Việt Nam bị chưởi bới nhục mạ khác hẳn với chiến binh trở về sau Thế Chiến Thứ II. Đằng sau lưng của tôi là quê hương đắm chìm trong khói lửa chiến tranh. Trước mặt là nước Mỹ tràn đầy khói lựu đạn cay chống biểu tình đòi quân Mỹ bỏ ngay Việt Nam.

Xuống phi trường quân sự Travis, California, vào nửa đêm, tôi lạc lỏng giửa đám quân nhân Mỹ về nước hấp tấp đổi chuyến bay. Khi đến trình giấy Sự vụ lệnh ở một quày vé không vận, tôi được người Hạ sĩ quan Không Quân lạnh lùng chỉ tôi ra ngồi chờ ở Phòng Đợi Lobby. Giật giờ cho đến gần sáng, thấy không ai hỏi gọi, tôi trở lại chổ người HSQ cũ hỏi. Anh chàng ra vẻ bận rộn xem giấy tờ ngước nhìn lên rồi chỉ tay bảo tôi ra Lobby chờ tiếp. Không kềm được tức giận, tôi lớn tiếng, chỉ vào SVL :” Tao đi với SVL của Quân Đội chứ không phải du khách. Mày phải cho tao một phòng trọ để chờ chuyến bay đi Washington DC chớ, Tao ngối chờ 4,5 tiếng đồng hồ rồi” Không nói không rằng, chàng ta quay lưng vói lấy một chìa khóa rồi nói:” Phòng 501, Dảy A’ . Tôi không nghe kịp nhưng chẳng thèm hỏi thêm khi nhìn thấy hàng chử số đính theo chìa khóa. Bên ngoài, gió đêm California lạnh buốt thổi lồng lộng qua ngọn núi cỏ trọc. Tôi mở Vali lấy vội chiếc áo khóac trận ngụy trang choàng vào người rồi lủi thủi đi ra cửa tự tìm đường đến căn phòng trọ, cách nơi này cũng vài trăm thước. Lòng tôi buồn vời vợi và chán nản. Tôi đã từng nghe chuyện kỳ thị về nước Mỹ. Lần đầu tiên tôi va vào sự thật.

Một trong những điều hay tôi học được trong Trường Võ Bị là sự thật thà, ngoài sinh hoạt Hướng Đạo. Ngay từ Năm Thứ Nhất, trong tổ chức Sinh viên Sĩ quan Võ Bị đã có một hệ thống tự chỉ huy và tôn trọng Danh Dự. Trong Câu Lạc Bộ hoặc Phòng Đọc sách, Thư viện đều có trưng bày các tức ăn gói nhẹ như bánh kẹo. SVSQ khi muốn lấy các thức ăn ấy phải tư giác trả tiền vào hộp và không có người thu ngân. Những SVSQ phạm lỗi về Danh dự sẽ bị đưa ra Hội Đồng Danh Dự của SVSQ để xét xử. Biện pháp có thể bị đề nghị ra Trường. Dù vậy, tuy là người lính tôi vẫn luôn luôn lấy 10 điều luật của Hướng Đạo làm kim chi Nam cho mình. Đặt chân lên một nước phồn thịnh như Hoa Kỳ tôi càng tự cảnh giác.

Tìm được căn phòng trọ, trong căn cứ Không Quân Hoa Kỳ Travis, tôi lay hoay lo tắm rửa xong chợt thấy bụng đói cồn cào. Ngại bên ngoài trời lạnh tôi cứ lên giường cố tìm giấc ngủ. Nhưng đầu óc tĩnh như sáo nên mới nhớ ra thời gian thay đổi giửa Mỹ và Việt Nam là ngày và đêm. Khi trời vừa sáng, nghe tiếng gỏ cửa, mở ra mới gặp một lúc 4 Sĩ quan Việt Nam bước vào mang cấp Thiếu Úy. ”Mấy anh từ Việt Nam sang du học hả” Một người trả lời , hơi lúng túng:” Chúng tôi xuất thân khóa 22 B Võ Bị được đề cử đi học Đại Học ở Mỹ”. Tôi vui mừng đáp: “ Tôi là Thiếu Tá Trần Ngọc Tòan Khóa 16 đây” Tất cả vui vẻ ồ lên :”Chào Niên trưởng”. Trưa hôm ấy số 4 tân Sĩ quan này đã rời phòng trọ ra đi. Tôi vào trình diên văn phòng Tiếp Liên Quân Đội Hoa Kỳ và được biết sẽ phải chờ sắp xếp chuyến bay lên Washington, DC. Ra ngoài, tôi thấy một số lính Mỹ kéo nhau lên chuyến xe Bus đi San Francisco. Tôi chạy về phòng lấy một ít vật dụng rồi vội ra cho kịp chuyến xe để làm một chuyến giang hồ vặt thăm chiếc cầu Golden Gate nổi tiếng và thành phố San Francisco được diển tả trong bài ca rất thịnh hành vào thập niên 60. Nhưng rồi suy nghĩ lại tôi không đi mà đi tìm chổ ăn trong Câu lạc bộ. Lúc đang chìm trong giấc ngủ như chết trong phòng trọ, tôi chợt thức tĩnh khi nghe tiếng đập cửa ầm ầm. Tôi được người lính Mỹ cho biết sẽ đáp chuyến bay đêm từ Travis về DC.

Bước ra cổng chuyến bay vào lúc 7 giờ sang hôm sau, tôi còn đang lớ ngớ tìm đường chợy nghe tiếng gọi reo mừng bên ngoài đám người chờ đón. Không rỏ từ đâu, Don Hirsch tươi cười tiến tới nắm lấy tay tôi; Welcome, Tran. Don quay lại giới thiệu hai cậu con trai chừng mười mấy tuổi. Don nói:”Tôi được Quantico liên lạc cho biết anh sẽ đến học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu. Họ hỏi tôi có muốn tiếp đón anh và đưa xuống Trường không. Tôi rất vui mừng được gặp lại anh. Bây giờ, tôi đã đổi về làm việc tại Bộ Tư Lệnh TQLC Hoa Kỳ tại DC. Sáng nay, tôi có rủ Mary cùng đi đón nhưng Mary nói phải sửa soạn và sẽ gặp ở nhà” Tôi thật xúc động và bất ngờ trước sự tiếp đón của Don Hirsch vào buổi sáng tinh sương này. Trong khi, chính tôi cũng lúng túng chưa biết đi đâu giửa nơi xứ lạ quê người này. Lấy hành lý xong, với bộ quân phục kaki worsted vàng và chiếc mủ bê-rê màu xanh lục, tôi lên xe của Hirsch.

Từ đó, Thiếu tá Don Hirsch với thường phục đưa tôi và hai đứa con ghé tiêm MacDonald ăn sáng rồi đi thẳng vào Thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào thăm Quốc Hội Hoa Kỳ, Bảo Tàng Viện Smithsonian, Phố cổ Alexandria. Sau bửa ăn trưa ngoài phố, Don đưa tôi về nhà ở Vienna, Virginia. Don đã ly dị vợ với hai con trai nay đã kết hôn với cô Mary, vốn gặp ở Okinawa năm 71. Mary cũng ly dị chồng và có hai con trai riêng cùng lứa tuổi với con của Hirsch. Lần đầu tiên, tôi đã tiếp xúc với một gia đình tiêu biểu của người Mỹ. Sau khi chào đón vui vẻ với Mary, tôi được thu xếp cho một căn phòng nhỏ, trong ngôi nhà xinh xắn của Don. Tôi lăn ra ngủ với cả quần áo mà không còn hay biết gì nửa. Hôm nay là ngày Thứ Bảy. Đến chiều Chủ Nhật, tôi chia tay với gia đình rồi lên xe của Don để xuống căn cứ TQLCHK tại Quantico. Don Hirsch băt tay từ giả tôi và dặn dò” nếu cần gì cứ gọi cho tôi” sau khi lập thủ tục cho tôi vào Cư xá Sĩ quan của Căn cứ. Tôi thầm nghĩ mình bắt đầu một cuộc hành quân trên xứ lạ quê người, một thân một mình.

Khóa Chỉ Huy và Tham Mưu của TQLC Hoa Kỳ tại Quantico, Virginia

Với số tiền trợ cấp 350 Đô la một tháng, tôi được một Trung tá TQLCHK đến Cư xá Sĩ Quan đón tôi ra ngoài. Tại một khu chung cư cho thuê ngay trước cổng chính ra vào của căn cứ Quantico, tôi ký hợp đồng thuê một căn nhà trọ 1 phòng ngủ vói bếp riêng.Từ đây , hàng ngày tôi có thể đi bộ vào trường Chỉ Huy và Tham Mưu của binh chủng lừng danh TQLC Hoa Kỳ, trong suót khóa học từ đầu tháng 9 năm 1972 đến tháng 9 năm 1973.

Tôi khám phá ra Căn cứ Quantico, với diện tích hơn 50 dậm vuông, nằm sát vịnh Cheasepeake mở ra từ hai con sông Potomac và Occoquan, sát nách Thủ Đô Washington, DC, là nơi chứa Trung Tâm Huấn Luyện Sĩ Quan Căn Bản TQLCHK, Trường Chiến Tranh Thủy Bộ (Amphibious Warfare), trường Chỉ Huy và Tham Mưu, cùng với quân số tương đương 1 Trung đoàn TQLC đặc trách bảo vệ Thủ Đô. Ngoài một phi trường chiến thuật, nơi đây còn là Nhà Ga chứa chiếc Trực thăng chuyên chở Tổng thống Hoa Kỳ, bên ngoài Hậu cứ của Trung Đoàn TQLC Danh dự đóng tại bờ Nam sông Potomac, trên địa phận giáp với Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, Virginia. Thời gian này, Trung tâm Huấn Luyện của Cơ quan Tình Báo FBI cũng vừa thành hình ngay trong căn cứ Quantico.Chỉ Huy Căn cứ Chuẩn Tướng Similik. Một Tượng Đài Dựng Cờ trên đão Iwo Jima cũng được tái tạo ngay trên đại lộ dẩn vào căn cứ. Trước ngày nhập học, tôi và một số Sĩ quan thuộc các quốc gia không nói tiếng Anh phải trải qua một cuộc khảo lược Anh Ngữ. Sau đấy, chúng tôi được phân toán theo mẫu các trường Đại học với Cố vấn giáo dục và Trưởng Phân khoa.Khoảng 50 khóa sinh Sĩ quan cấp từ Thiếu tá đến Trung Tá của TQLCHK quy tụ về học với một vài SQ Lục quân và 10 SQ từ các nước Đồng Minh của Hoa Kỳ, từ Anh quốc, Úc Đại Lợi, Canada, Do Thái, Ba Tây, Argentina, Nigeria, Đài Loan, Nam Hàn, Việt Nam.Trường Cao đẵng Quân sự này áp dụng phương thức như khuôn mẫu một trường Đại học. Ngoài các môn học chính, khóa sinh phải chọn các lớp phụ và tham gia thuyết trình cũng như thảo luận, với những bài viết biên soạn bắt buộc.

Nếu thiếu sót phần hành, vào ngày mãn khóa người ta chỉ nhận một chứng chỉ theo học thay vì cấp bằng tốt nghiệp. Nhiều khóa sinh ngoại quốc do trình độ Anh Ngữ, trước đây, đã chỉ nhận chứng chỉ theo học. Nghĩ đến các bạn cùng khóa đang ngày đêm ngoài trận địa ác liệt chống Cộng sản, tôi tự quyết tâm phải tốt nghiệp dù phải ra công sức học ngày đêm.

Trong khóa học, tôi đã được hướng dẩn từ việc điều hành Tham mưu cấp Trung đoàn cho đến tổ chức hành quân hỗn hợp Thủy bộ, giữa Hải quân, Không quân, TQLC trong các Lưc lượng Thủy Bộ lên cấp Sư đoàn. Những bài học rút tỉa từ các trận đánh, từ Thế Chiến Thứ I đến Thế Chiến Thứ II, nhất là chiến trường Thái Bình Dương, cho đến cuộc chiến giải phóng Nam Hàn 1955 với các trân đỗ bộ và rút quân chiến lược Inchon. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ cuối tuần, Nhà Trường khuyến cáo tôi không nên mặc quân phục khi lên viếng Washington, DC do những cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam ngày càng dữ dội của nhóm phản chiến. Ngày nào xem tin tức trên TIVI cũng thấy cảnh đám phản chiến cầm cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và ngay cả cờ của CS Miền Bắc trên nước Mỹ bị Cảnh sát và Vệ binh Hoa Kỳ giải tán bằng võ lực. Thỉnh thoảng, ông Ngoại trưởng nói tiếng Anh giọng Pháp Kissinger xuất hiện nói về cuộc đàm phán với Bắc Việt với giọng điệu đầy vẻ tôn trọng về đám Voệt Cộng như Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ…Trong lòng tôi không sao kềm được tức giận và khinh bỉ đối với con người luôn được gọi là Tiến sĩ vốn gốc người Do Thái. Khi trò chuyện với người bạn cùng khóa là một Trung tá Nhảy Dù của Quân Đội Do Thái, tôi hình dung ra ông Kissinger này đang tìm cách đem quân Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam để sẵn sàng đối phó với Iraq khi nước này vừa ký kết hiệp ước bất tương xâm với Nga Xô. Nếu quân Ả Rập đồng loạt tấn công Do Thái, chắc chắn quân Mỹ phải ở tư thế nhập cuộc chống trả khi không còn dính dáng đến Việt Nam.Một trong những bài tập quân sư, trong lớp Chỉ Huy và Tham Mưu là soạn thảo một kế hoạch thủy bộ khi quân CS Băc Việt tràn xuống Vỹ tuyến 17.

Sư đoàn 3 TQLCHK ở Okinawa sẽ đổ bộ lên Vinh rồi thiết lập lâi khu Phi chiến. Mãi cho đến ngày Tổng thống Nixon bị buộc phải từ chức sau vụ Watergate, tôi mới tin chắc rằng Mỹ sẽ bỏ Việt Nam. Trong khi ấy, ngày 15 tháng 9 năm 1972, từ Quantico, tôi nhận được tin TQLC Việt Nam đã tái chiếm Quảng trị và dựng ngọn cờ Vàng trên Cổ Thành, bên này bờ sông Thạch Hãn. Cuộc tái chiếm đầy máu lửa và ác liệt này đã gây tổn thất cho quân Nhảy Dù, Biệt cách Nhảy Dù và TQLC cả ngàn tử vong và thương tích. Về sau, tìm hiểu thêm, qua các tin tức của CS và Quốc gia, trong cuộc tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, mổi một thước dất là một người lính ngã xuống. Khối Bổ Sung của TQLCVN, từ Trung Tậm Huấn Luyện có khi phải chuyển vận nguyên cả 1 Đại đội từ Nam ra để bù đắp vào tổn thất. Nhân dịp Nhà Trường tổ chúc lễ Sinh Nhật cho binh chủng TQLCVN, như các Đồng Minh khác, tôi đã xoay sở xin được những hình ảnh mới nhất trong trận tái chiếm Quảng trị, để làm một buổi thuyết trình về cuộc chiến đấu anh dũng của Quân Đội Miền Nam sau ngày quân Mỹ đã rút lui. Cử tọa gồm cả Đại Tướng Tư Lệnh TQLCHK đã vổ tay nồng nhiệt. Nhưng cả nước Mỹ đã reo mừng và không còn biểu tình khi lần lượt các Phi công Tù Binh Hoa Kỳ đã được trở về, như Đại Úy John McCain, được thăng lên cấp Trung tá sau 6 năm tù, nay đã là Ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ. Người bạn cùng chiến đấu với tôi trong trận Bình Giả, là Đại Úy Pete Cook, cũng được thăng lên Trung Tá nhưng đã từ trần trong một Trại giam của VC trong Nam vào năm 1968, theo tin của CS Bắc Việt. Tôi ý thức được người Mỹ sẽ bỏ Việt Nam. Tuy nhiên, nếu còn viện trợ Hoa Kỳ, tôi tin Miền Nam sẽ còn đứng vững. Quân đội CS Bắc Việt trên đầu đội nón, mặc quấn áo, vai mang Ba lô và đi giày của Trung Cộng với AK từ Trung Cộng.Đại pháo và Xe Tăng tư Nga Xô chuyển qua. Một Tiểu đoàn VC không sao đánh lại 1 Tiểu đoàn TQLC của Miền Nam. Nhưng Lãnh Đạo của Miền Nam quá yếu hèn đối với quyết tâm thôn tính Miền Nam của bọn CS rất lớn. Mang nặng niềm tư duy ấy, tôi cũng vẫn nóng lòng trở về quê hương để phụ giúp giữ vững Miền Nam.

Do thiếu điều chuẩn an ninh Quốc phòng, vào các tuần lễ được nghe thuyết trình về các vấn đề bảo mật, các khóa sinh ngoại quốc được cho đi du hành quan sát. Chúng tôi được đi thăm Cơ quan Nasa ở Florida, Trại Huấn Luyện Tân Binh TQLC ở Georgia, Trại Thiết Giáp Fort Knox ở Louisville, Kentucky, trận địa chiến Nam Bắc Hoa Kỳ ở Gettysburg. Pennsylvania, Trường Võ bị Hải Quân Annapolis, Maryland. Tại đây, tôi được biết con của Đề Đốc Trần Văn Chơn là Trần Văn Trung đã được Đô Đốc Zumwalt giới thiệu theo học. Khi lên thăm trường Võ Bị Lục Quân Westpoint, ở New York, chúng tôi được mời dư một bửa ăn trưa với Trung đoàn Sinh Viên Sĩ Quan. Với độ 2 nàn SVSQ tiến vào phòng ăn và suốt thời gian dùng gửa, bên trong thật yên lặng. Chỉ nghe tiếng nhạc Cổ điển mà không có một tiếng động dao muổng, bàn ghế xê dịch và tiếng người nói chuyện. Chỉ từng ấy người ta có thể thấy ngay đây là một Quân trường kỹ luật không đâu sánh bằng. Tôi cũng được biết có 1 SVSQ khóa 19 của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đang theo học tại đây, theo chương trình Việt Nam Hóa. Nhân một tuần trên thành phố New York, tôi đã mò mẫm tìm đến Khu phố Tàu vì quá thèm thức ăn Á Đông sau gần một năm dùng thức ăn Mỹ.

Trong thời gian theo học Khóa CH&TM, ở Quantico, tôi đã kết thân với Trung Tá Joey Strickland, nguyên là một Tiểu Đoàn Trưởng Trinh Sát của TQLCHK, do nhiều lần được giao công tác chung trong giáo trình. Nhờ Joey tôi hiểu biết thêm nhiều về người Mỹ, lại thêm việc thích xem Dã Cầu và Túc cầu Football sau khi nghe dẩn giải. Vào dịp cuối tuần, tôi một mình lên xe bus và Xe Hỏa, từ Woodbridge lần mò về thăm Thủ Đô Washington, DC và Cả Baltimore. Qua chương trình của đài Phát thanh địa phương, tôi cũng được hai gia đình người Sĩ quan Hoa Kỳ lấy vợ Việt mời đến nhà dùng bửa. Thèm thức ăn Việt quá, tôi tìm đến các Cảng bán Tôm cua và cá mua về nấu lấy. Gạo đều có bán trong Quân Tiếp vụ của Căn cứ. Đặc biệt tôi thèm Nước Mắm quá nên lùng khắp các Chợ Tàu đều không có. Bởi lẽ giản dị là người Tàu chỉ dùng xì dầu. Vào đầu tháng 4 năm 1973, người chị họ chú bác với tôi chuyển đến Arlington, Virginia do chồng được bổ nhậm làm Bí Thư Thứ I của Tòa Đại Sứ Việt Nam Cọng Hòa, tại DC. Chị ấy đã xoay sở đem theo 2 đứa con sang dạy tiếng Việt cho Quân Đội Mỹ, sau vụ Tết Mậu Thân 1968, do quá sợ VC. Từ đây, tôi thường ghé thăm chị cho đở nhớ nhà. Là người am hiểu tường tận tình hình chính trị giửa Hoa Kỳ và Việt Nam, chị khuyên tôi nên ở lại luôn bên Mỹ sau ngày mãn khóa. Sớm muộn gì Miền Nam cũng mất. Tôi phản đối kịch liệt và không lên thăm chị nửa. Mãi cho đến ngày mãn khóa, vào cuối tháng 8 năm 1973, chị đã tự lái xe về tận Trường dự lễ.

Lần này, chị không nói gì thêm về chuyện ở lại vì tôi cho làm như thế là Đào ngũ. Chị trao cho tôi 1 lá thư tay do ông anh rể viết gởi cho Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm đang làm Bộ Quốc Phòng bên Việt Nam. Mở ra đọc sau đấy tôi mới biết anh gởi gấm tôi cho Tướng Đạm. Tôi cất giữ trong tay cho đến ngày mất nước 30.4.75. Chị tôi nay không còn trên cỏi đời này nửa nhưng tôi cũng đã thầm cám ơn tấm lòng của chị.Tôi nhất quyết trở về quê hương dù cho phải sống còn. Trước lễ mãn khóa học một tuần, viên Trung Tá Trưởng phòng du học đã mời tôi lên văn phòng cho biết tôi sẽ được cấp Văn bằng tốt nghiệp và họ đề nghị thưởng cho tôi 1 tháng du hành quan sát trên Đệ VI Hạm Đội Hoa Kỳ tại Địa Trung Hải trước khi về nước. Tôi tỏ lời cương quyết từ chối trước đôi mắt nhìn vừa ngạc nhiên vừa thương hại của ông ta.Tôi xin về nước càng sớm càng tốt ngay sau ngày mãn khóa. Trong khi Thiếu tá Don Hirsch, bạn tôi, lại vừa ly dị với cô vợ thứ hai và ghé rủ tôi đi nhậu dưới phố Frederickburg. Chàng ta bảo người Mỹ chắc chắn sẽ bỏ Việt Nam nên khuyên tôi nên liệu thân khi về nước. Tôi tự thấy mình già đi trước tuổi với trăm mối ngổn ngang trong lòng. Nhưng nhất quyết tôi không rời bỏ Quê hương.

Trong giáo trình của Trường CH&TM của TQLCHK có phần thực tập Thuyết trình ngắn (Briefing) với 3 phút, tường trình quân sự 15 phút do từng khóa sinh thực hiện với đề tài do mình chọn, qua sự chấp thuận của Cố vấn. Chiến thuật du kích của VC và Vai trò Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa(VNCH) trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968 là hai đề tài do tôi đãm trách. Đó cũng là 2 bài khảo luận phải nạp cho Trường đánh giá. Về phần khảo luận chung dành riêng cho các khóa sinh SQ ngoại quốc là “ Những thế lực nào đã tạo nên xu hướng chính trị của Hoa Kỳ”. Ba nhân vật then chốt trong việc hoàn thành Khảo luận này là một Trung tá Quân Đội Úc Châu, một Trung tá Nhảy Dù của Do Thái và một Thiếu tá của Cảm tử quân (Commando) của Hoàng Gia Anh.Trong các buổi thảo luận, tôi đã học hỏi được rất nhiều từ các SQ Đồng minh khác. Đặc biệt tôi đã nhìn ra tầm ảnh hưởng rất lớn của hơn 8 triệu người Mỹ gốc Do Thái, đang năm trong tay hầu hết ngành truyền thông, tài chánh, y khoa của Quốc gia Hoa Kỳ. Thêm nửa, tổ chức Cộng đồng Do Thái ở Mỹ rất chặt chẻ, hợp nhất và rất tích cực. Tôi nhìn thấy rồi Mỹ cũng sẽ bỏ Miền Nam VN như Đài Loan. Nhưng nhờ đâu Đài Loan vẩn còn đứng vững cho đến nay, dù eo biển giửa Trung Hoa Lục Địa và Đài Loan không quá tầm Đạn pháo 130 ly.

Mang niềm tin Miền Nam sẽ không dễ dàng đỗ vở, tôi xôn xao trở về Quê hương.Tại phi trường Không Quân Travis, ở California, tôi gặp 4 Thiếu Úy Nữ quân nhân VNCH mới ra Trường được Không Quân gởi sang Mỹ học ngành Điều Dưởng tại một trường Đại Học ở Florida. Thấy họ phờ phạc và lúng túng, tôi cố giúp họ lo thủ tục rồi chia tay. Chắc chắn 4 cô này đã kẹt lại Mỹ sau ngày 30.4.75 và không biết số phận của họ ra sao. Khi ra Phi cảng lập thủ tục lên máy bay về nước, tôi thấy một anh có vẻ mặt người Á Đông, mừng quá tôi vội chạy đến hỏi thăm. Chàng ta trả lời bằng Anh ngữ và chỉ vào bảng tên. Tôi đọc được:” HAKYLIEM. Không Quân Hoàng Gia Lào”. Sang Mỹ, sống và đi học một mình nên tôi nhớ quê hương và con người Việt vô cùng. Suốt ngày, từ sáng đến tối tôi chỉ nghe tiếng Mỹ. Thèm nghe tiếng Việt quá tôi đã phải vừa xem Tivi vừa nói cho tư mình nghe. Những người qua Mỹ sau năm 1975, tôi mang tâm trạng này. Ai ngờ, một lúc sau, chàng người Lào chạy sang gặp tôi nói tiếng Việt ngon lành:

”Tôi là Đại Úy Hà Kỳ Liêm, người Việt sinh trưởng bên Lào và đi học Trực Thăng nay về nước. Tôi cũng ghé Sài Gòn trước khi qua Vientane. Hành Lý tôi mang quá tải, anh giúp tôi được không?

Tôi nhìn anh ta vừa tức cười vừa chế nhạo:

"Ồ, thì ra thế! Sao tôi hỏi anh tiếng Việt anh không thèm trả lời”

(còn tiếp)