Menu


CUỘC DI TẢN CỦA TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM VÀO CUỐI THÁNG 3 NĂM 1975.

TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT TRƯỚC KHI DI TẢN

TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ TẠI QUÂN KHU 1

Sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu rút SưĐoàn Nhảy Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến ra khỏi Quân Khu 1; vì không còn đủ lực lượng để trấn giữ, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu 1 buộc phải cho quân rút bỏ Quảng Trị, sau đó tới Huế, và ra lệnh tử thủ Đà Nẳng, thành phố quan trọng nhất về chính trị, quân sự và kinh tế của Quân Khu 1, đồng thời là nơi đặt bản doanh của Quân Đoàn I.

Ngày 26 tháng 3 năm 1975 Huế mất vào tay Cộng Quân,
ngày 29 tháng 3 năm 1975 Đà Nẳng thất thủ,
sau đó vài ngàytoàn bộ Quân Khu 1 rơi vào tay giặc.

TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ TẠI QUÂN KHU 2

Ngày 10 tháng 3 năm 1975, Cộng Quân tấn công Thị Xã Ban Mê Thuột, chỉ một ngày sau Ban Mê Thuột thất thủ.

Ngày 14 tháng 3 năm 1975 trong một buổi họp ở Cam Ranh, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu 2 triệt thoái khỏi Tây Nguyên.

Cuộc triệt thoái của Quân Đoàn II bằng Liên Tỉnh Lộ 7B để rút về Tuy Hòa, đã không được hoạch định chu đáo, không giữ được bí mật hành quân, nên đãtrở thành một thảm họa đẫm máu và nước mắt;bị Cộng Quân truy kích ráo riết, gây thiệt hại rất nặng nề cho đoàn người di tản gồm cả quân và dân của Quân Khu 2. Sau cuộc triệt thoái này, hầu như toàn bộ Địa Bàn Tây Nguyên đã bị Cộng Quân kiểm soát, trừ Tỉnh Lâm Đồng, Tỉnh Tuyên Đức và Thị XãĐà Lạt là còn được bảo vệ bởi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

THỊ XÃ ĐÀ LẠT VÀ TIỂU KHU TUYÊN ĐỨC NHỮNG NGÀY CUỐI THÁNG 3 NĂM 1975

Tình hình an ninh tại Thị Xã Đà Lạt và Tiểu Khu Tuyên Đức vẫn yên bình,nhưng những tin tức chiến sự dồn dập từ Quân Khu 1 và 2 loan về,đã làm giao động mạnh tinh thần của quân nhân, công chức và người dân ởĐà Lạt. Một số quân nhân, công chức đã tựý rời bỏ nhiệm sở, tìm cách đưa gia đình ra khỏi Đà Lạt.

Đường bộ Sài Gòn – Đà Lạt đã bị cắt đứt, chỉ còn lại đường hàng không; Phi Trường Liên Khương và Phi Trường Cam Ly luôn có đông người chen chúc chờ lên phi cơ để về Sài Gòn, đường phố vắng tanh, nhiều gia đình “bán tống bán tháo” mọi vật dụng, tài sản để chuẩn bị rời Đà Lạt.

Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, là cấp chỉ huy quân sự cao cấp nhất của Tỉnh Tuyên Đức, Tỉnh Lâm Đồng và Thị Xã Đà Lạt, là Tư Lệnh Chiến Trường Lâm Đồng – Tuyên Đức – Đà Lạt sau khi Quân Đoàn II triệt thoái khỏi Tây Nguyên. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam là niềm hy vọng cuối cùng và là yếu tố quan trọng nhất, để quyết định đi hay ở của phần lớn cư dân Đà Lạt và vùng phụ cận tại thời điểm này.

TRƯỜNG VÕ BỊ NHỮNG NGÀY CUỐI THÁNG 3 NĂM 1975

Từ Chủ Nhật 23 tháng 3 năm 1975, Người Dân Đà Lạt không còn thấy bóng dáng những SVSQ của Trường Võ Bị rảo bước trên đường phố. Trước tình hình chiến sự khốc liệt vàđen tối của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Đoàn SVSQ vừa mới kết thúc Mùa Quân Sự,đang chuẩn bị bước vào Mùa Văn Hóa, được lệnh ngưng những sinh hoạt thường nhật và đặt trong tình trạng ứng chiến. Các hệ thống phòng thủ của trường được tu bổ và củng cố,Trung Đoàn SVSQ được trang bị thêm vũ khí cộng đồng, hỏa tiển M72, Đại Bác 90 ly chống chiến xa, và lương khô.

Khóa 28 Lục Quân Tiểu Đoàn 1 và Đại Đội Không Quân (ĐĐ I) cùng Khóa 29 Lục Quân đang học nhảy dù ở Trại Hoàng Hoa Thám, Sài Gòn, được lệnh quay trở về trường, dù khóa học còn dở dang.

Đại Đội Hải Quân (ĐĐ K) của Khóa 28 và Khóa 29 đang nghĩ phép sau thời gian thực tập trên các chiến hạm, phải tìm mọi cách để trở về trường.

Trung Đoàn SVSQ vào tháng 3 năm 1975 gồm có bốn khóa: 28, 29, 30 và 31 với quân số trên 1000 tay súng, được đặt trong tình trạng ứng chiến 24/24, sẳn sàng chiến đấu và hành quân bất cứ lúc nào.

Hầu hết sĩ quan cán bộ của Trung Đoàn SVSQ vẫn hiện diện và theo sát SVSQ trong mọi công tác ứng chiến và phòng thủ. Một số Sĩ Quan Văn Hóa Vụ, Quân Sự Vụ, Khối Tham mưu đã thu xếpđưa gia đình về Sài Gòn để rảnh tay cho công vụ.

Cư Xá Lý Thường Kiệt và Cư Xá Lâm Viên dành cho gia đình sĩ quan của trường đã vắng bóng người

Để sẳn sàng cho nhiệm vụ chiến đấu, Trung Đoàn SVSQ được tổ chức thành 8 đại đội tác chiến, kết thành 4 liên đội: AB, CD, EF và GH.

Ngoài các Sĩ Quan Cán Bộ Quân Sự Vụ, một số Sĩ Quan Văn Hóa Vụ và Khối Huấn Luyện, được phân nhiệm làm các trung đội trưởng của các đơn vị SVSQ, với sự phụ tá của các SVSQ Cán Bộ Khóa 28 trong Hệ Thống Tự Chỉ Huy.Trung Đoàn SVSQ đãsẳn sàng cho nhiệm vụ: “tử thủ” Đồi 1515 hoặc “di tản” để bảo toàn lực lượng.

BUỔI HỌP CUỐI CÙNG

Theo Thiếu Tá Nguyễn Văn Dục, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 Sinh Viên Sĩ Quan, thì đã có một “buổi họp cuối cùng” tại Phòng Họp Quân Sự Vụ, để nghiên cứu và quyết định cho việc di tản Trung Đoàn SVSQ.

Thành Phần Tham Dự:

- Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, Khóa 3 Võ Bị, Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN, Chủ Tọa
- Đại Tá Nguyễn Thúc Hùng, Khóa 5 Võ Bị, Quân Sự Vụ Trưởng
- Thiếu Tá Cao Yết, Khóa 16 Võ Bị, Quân Sự Vụ Phó
- Thiếu Tá Đặng Thiên Thuấn, Khóa 16 Võ Bị, Trưởng Phòng Điều Hành Quân Sự Vụ
- Thiếu Tá Quách Văn Thành, Khóa 17 Võ Bị, Trưởng Khối Huấn Luyện Quân Sự
- Thiếu Tá Trần Đạo Hàm, Khóa 17 Võ Bị, Trưởng Khối Huấn Luyện Thể Chất
- Thiếu Tá Nguyễn Văn Dục, Khóa 17 Võ Bị, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 SVSQ
- Thiếu Tá Lê Diêu, Khóa 16 Võ Bị, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 SVSQ

Nội Dung Thảo Luận:

Theo nhận định chung, tình hình chiến sự đã rất nghiêm trọng, Trường Võ Bị sẽ bị địch bao vây và tấn công trong vài ngày tới. Vì không còn có lực lượng bảo vệ cũng như yểm trợ, nên nhu cầu bảo toàn lực lượng của Trung Đoàn SVSQ là cấp thiết. Do đó Trung Đoàn SVSQ phải di tản sớm, đoạt yếu tố bất ngờ.

Có hai lộ trình được đưa ra để thảo luận:

1- Băng rừng từ Đà Lạt xuống Phan Rang.
2- Di chuyển bằng quân xa từ Đà Lạt về Phan Thiết.

Sau khi bàn thảo,Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ quyết định di tản Trung Đoàn SVSQ bằng quân xa cơ hữu của trường, và chính các đơn vị SVSQ sẽ giữ an ninh lộ trình tại những điểm trọng yếu trên đường từ Đà Lạt đến Chân Đèo Ngoạn Mục (còn được gọi làĐèo Sông Pha).

Đây là một quyết định can đảm của Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ; Ông tự quyết định và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước thượng cấp và lịch sử. Ông thừa biết trong tình thế rối ren hiện nay, không thể chờ đợi sự chấp thuận từ Bộ Tổng Tham Mưu, cũng không trông mong được sự yểm trợ từ bất cứ đâu, nhưng ông tin tưởng vào tinh thần kỷ luật, tình đồng đội và lòng tôn trọng danh dự của các SVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

Ngoài ra còn một yếu tố khác, tuy mơ hồ nhưng rất chắc chắn, đó là sự trợ giúp của các sĩ quan xuất thân từ TVBQGVN,đang là các cấp chỉ huy của các đơn vị quân đội mà Trung Đoàn SVSQ sẽ gặp trên đường di tản.

Sau năm 1975, Cựu Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ và bào đệ là Cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi cùng định cư tại Thành Phố San José, Tiểu Bang California, Hoa Kỳ. Cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi đã thổ lộ với CSVSQ Nguyễn Thành Sang Khóa 28, người gần gủi với Tướng Thi trong các sinh hoạt của Hội Võ Bị địa phương rằng: Chính Ông đã tác động mạnh mẻ lên quyết định di tản Trường Võ Bị của Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN lúc bấy giờ. Sau khi Quân Khu 1 mất vào tay Cộng Quân, Tướng Lâm Quang Thi đã liên lạc với Tướng Lâm Quang Thơ và thúc giục Tướng Thơ cho di tản toàn bộ SVSQ ra khỏi Đà Lạt, và tiến về Phương Nam càng sớm càng tốt. Theo viễn kiến của Tướng Lâm Quang Thi, các SVSQ của Trường Võ Bị sẽ là những sĩ quan nòng cốt cho việc “tái tổ chức” Quân Lực Việt Nam Cộng Hòatrong tương lai, vì thế việc di tản Trung Đoàn SVSQ Võ Bị ra khỏi Đà Lạt để bảo toàn lực lượng là vô cùng cấp thiết.

Điều này giúp hiểu rõ hơn về quyết định di tản Trường Võ Bị của Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam vào cuối tháng 3 năm 1975.

TRƯỜNG VÕ BỊ DI TẢN

GIỮ AN NINH LỘ TRÌNH

- Sáng Chủ Nhật ngày 30 tháng 3 năm 1975, Liên Đội EF đang có nhiệm vụ phòng thủ Đồi Bắc được gọi về trường, lãnh thêm vũ khí, đạn dược, mìn Claymore, bản đồ và lương khô. Sau đó quân xa cơ hữu của trường đưa Liên Đội EF theo Liên Tỉnh Lộ 11 đến Đơn Dương, thám sát lộ trình, đến chiều liên đội EF trở về phòng thủ Đài Kiểm Báo Pr’ Line.

- Liên Đội GH rời trường bằng quân xa, đến trấn giữ Cầu Đất, Trạm Hành và các cao điểm gần trục lộ giao thông, phối hợp với Tiểu Đoàn Địa Phương Quân đang có nhiệm vụ an ninh diện địa tại đây.

- 9 giờ tối cùng ngày, Liên Đội CD được quân xa của trường đưa đến trấn giữ Cầu Đơn Dương và những cây cầu nhỏ hơn trên con đường dẫn tới Chân Đèo Ngoạn Mục.

Đến lúc này, lộ trình từ Đà Lạt dẫn đến Chân Đèo Ngoạn Mục, đã được Trung Đoàn SVSQ Võ Bị trấn giữ an ninh ở những điểm trọng yếu.

Đoàn quân xa cơ hữu của trường đã không thể quay trở lại trường để di chuyển Liên Đội AB theo như dự trù, vì thế Liên Đội AB đã ở lại trường cho đến 9 giờ tối ngày Thứ Hai 31 tháng 3 năm 1975, mới rời Trường Võ Bị.

BẮT ĐẦU CUỘC DI TẢN Chín giờ tối Thứ Hai ngày 31 tháng 3 năm 1975, Liên Đội AB nhận lệnh rời trường qua Cổng Tôn Thất Lễ (cổng sau của Trường Võ Bị), di hành với đội hình một hàng dọc. Khi người SVSQ cuối cùng của Liên Đội AB bước qua khỏi Cổng Tôn Thất Lễ, trở thành một khoảnh khắc lịch sử, là dấu chấm hết cho 27 năm hoạt động của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam; ngôi trường đã từng được xưng tụng là Quân Trường Bậc Nhất Đông Nam Á,là một biểu tượng cho quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tự Do, Dân Chủ của Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa.

Tâm trạng của các SVSQ trong đoàn quân đang di hành xa dần Trường Võ Bị, xa dần Đà Lạt là nỗi niềm quyến luyến, vấn vương. Họ ý thức rằng, đang rời bỏ ngôi trường thân yêu ra đi và không hy vọng có ngày quay trở lại; thỉnh thoảng trong đoàn quân, có người quay đầu nhìn về lại ngôi trường, như muốn ghi lại trong tâm khảm, hình ảnh cuối cùng của một nơi chốn đầy ắp kỷ niệm, mà rồi đây sẽ mãi mãi chia xa.

Đông đảo Quân và Dân Đà Lạt đặt niềm tin vào Trường Võ Bị, nếu Trường Võ Bị di tản, họ sẽ đi theo, nếu Trường Võ Bị còn ở lại, họ sẽ cùng ở lại.

CSVSQ Nguyễn Minh Việt Khóa 28, người có mặt trong đoàn quân cuối cùng rời bỏ Trường Võ Bị, đã ghi lại tâm trạng của những người dân luôn nhìn về Trường Võ Bị như một dấu hiệu, một điểm tựa sau cùng để quyết định đi hay ở, như sau: “Ra tới Bến Xe Đò Chi Lăng, dân chúng ở chợ mở cửa ra nhìn, nét mặt lo sợ, hoang mang. “Võ Bị đi rồi! Võ Bị đi rồi!” họ nói với nhau khe khẻ. Tôi vẫn nhớ câu nói của một người đàn bà nào đó “Thôi, Võ B đi thì mình cũng cũng đi theo luôn”, nghe sao mà thấy thương quá!” [1]

Trước khi di tản, những công trình quan trọng như: nhà thí nghiệm nặng, bộ chỉ huy, thư viện, kho đạn,kho xăng, trạm biến điện đã được công binh gài mìn để phá huỷ, không cho địch sữ dụng. Nhưng cuối cùng, chỉ có kho xăng, kho đạn và trạm biến điện bị phá hủy, bộ chỉ huy, nhà thí nghiệm nặng và thư viện không bị phá hủy như dự trù.

VƯỢT ĐÈO NGOẠN MỤC, VỀ CHI KHU SÔNG PHA

Phần lớn Trung Đoàn SVSQ bộ hành suốt đêm 31 tháng 3 năm 1975 để vượt Đèo Ngoạn Mục. Tảng sáng ngày 1 tháng 4 năm 1975, Trung Đoàn SVSQ tập trung tại một sân cỏ rộng gần Chi Khu Sông Pha, ngay sau đó tất cả lên xe, tiếp tục cuộc di tản.

VỀ PHAN THIẾT

Từ Chi Khu Sông Pha, đoàn quân di chuyển bằng quân xa theo Quốc Lộ 1 về Tiểu Khu Phan Thiết. Khoảng 3 giờ chiều hôm đó, Trung Đoàn SVSQ và Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ về đến Bộ Chỉ Huy của Tiểu Khu Phan Thiết, tất cả nghĩ qua đêm quanh Bộ Chỉ Huy và trên những con đường gần đó.

VỀ BÌNH TUY

Khoảng 8 giờ sáng ngày 2 tháng 4 năm 1975, Cộng Quân pháo kích vào Thị Xã Phan Thiết, cảnh hổn loạn diễn ra khắp nơi, đoàn người di tản và xe cộ bỏ chạy tán loạn, may mắn cho Trung Đoàn SVSQ không có thương vong trong đợt pháo kích này.

Có lệnh cho SVSQ chạy ra bờ biển để chờ Tàu Hải Quân vào đón, nhưng không thấy có chiếc Tàu Hải Quân nào tiến vào bờ; lệnh kế tiếp là trở lại Quốc Lộ 1, tiếp tục di chuyển về Bình Tuy.

Đoàn quân xa của Trường Võ Bị sau cuộc pháo kích của Cộng Quân tại Phan Thiết, đã hòa lẫn trong dòng người và xe cộ đông đúc, không còn điều động được nữa, Trung Đoàn SVSQ Võ Bị phảiđi bộ theo dòng người di tản. Với quân phục chỉnh tề, súng cầm tay, nét mặt hiền hòa nhưng cương nghị, sẳn sàng giúp đở những người già yếu, mệt mỏi, hoảng sợ,sự có mặt của các SVSQ Võ Bị trong dòng người di tản đã phần nào đem lại sự an tâm, tin tưởng cho những người dân chạy loạn, phần nào làm giảm bớt nạn cướp bóc, hiếp đáp của những kẻ côn đồ đối với người dân hiền lành, lương thiện, cô thế, cần được bảo vệ.

Vì đoạn đường từ Phan Thiết về Bình Tuy khá xa, các SVSQ được phép “quá giang” tất cả mọi phương tiện gặp được, để di chuyển về Bình Tuy.

Một sự may mắn đến với đoàn di tản của Trường Võ Bị, khi Đại Úy Quách Tinh Cần Khóa 20 Võ Bị, đang là một Giáo Sư Văn Hóa của Trường Võ Bị, tình cờ gặp lại người bạn cùng khóa là Thiếu Tá Trịnh Trân, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 34 Biệt Động Quân. Tiểu Đoàn 34 Biệt Động Quân di tản từ Kontum về Tuy Hòa rồi xuôi Nam, quân số vẫn còn tương đối đầy đủ. Qua sự liên lạc của Đại Úy Quách Tinh Cần, Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ đã ra lệnh cho Thiếu Tá Trịnh Trân và Tiểu Đoàn 34 Biệt Động Quân: “Mở đường và bảo vệ an ninh cho Trung Đoàn SVSQ Võ Bị vào đến Bình Tuy an toàn.”

Khi gần đến Ngã Ba Hàm Tân, nơi mà rẽ trái là đường vào Thị Xã Bình Tuy, đi thẳng là Quốc Lộ 1 đi ngang qua Rừng Lá, con đường này đã bị Cộng Quân kiểm soát; một chốt Việt Cộng với hỏa lực mạnh đã ngăn chận đoàn người di tản, Tiểu Đoàn 34 Biệt Động Quân với sự yễm trợ của một đơn vị Thiết Vận Xa M113,đã diệt chốt để mở đường cho đoàn di tản, một SVSQ Khóa 30 Võ Bị bị thương nặng vì trúng đạn khi giao tranh, SVSQ này đã được cứu chữa và đưa về Tổng Y Viện Cộng Hòa.

Trước khi đoàn di tản đi vào Thị Xã Bình Tuy, Thiếu Tá Trịnh Trân Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 34 Biệt Động Quân đã liên lạc được với Đại Tá Trần Bá Thành Tỉnh Trưởng Tỉnh Bình Tuy, và được sự chấp thuận cho đoàn di tản vào Thị Xã Bình Tuy với hai điều kiện:

1- Tiểu đoàn 34 Biệt Động Quân lập trạm kiểm soát, thu giữ tất cả vũ khí của những ai đi vào thị xã, bất luận họ là quân nhân hay dân thường, chỉ có SVSQ Võ Bị làđược phép mang vũ khí vào thị xã.

2- Tiểu Đoàn 34 Biệt Động Quân phối hợp phòng thủ với Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu.

Tại thời điểm này, Sư Đoàn 2 Bộ Binh với Tư Lệnh là Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt cũng vừa di tản từ Miền Trung vào đến Bình Tuy bằng tàu hải quân.

Trung đoàn SVSQ Võ Bị đến và được vào Thị Xã Bình Tuy vào ngày Thứ Năm 3 tháng 4 năm 1975, với đầy đủ quân số và vũ khí, chỉ có SVSQ Phan Văn Lộc Khóa 30 trúng đạn, bị thương nặng, đã được cứu chữa kịp thời. Trung Đoàn SVSQ nghĩ qua đêm tại Trung Tâm Chiêu Hồi của Tiểu Khu Bình Tuy.

Ngày Thứ Sáu 4 tháng 4 năm 1975, Trung Đoàn SVSQ và các quân nhân cơ hữu được không vận bằng Phi Cơ vận tải C130 và Trực Thăng Chinook về Huấn Khu Long Thành [2], sau đó tạm trú tại Trường Bộ Binh Long Thành. Tất cả các phi công tham gia cuộc vận chuyển đều có chung nhận xét: “Trung Đoàn SVSQ Võ Bị làđơn vị có kỷ luật nhất trong tất cả các đơn vị di tản.”

Cuộc di tản của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam từĐà Lạt về đến Trường Bộ Binh Long Thành đã hoàn tất tốt đẹp, bảo toàn được lực lượng; Tiểu Đoàn 34 Biệt Động Quân đã thi hành nhiệm vụ cách xuất sắc trong cuộc di tản này.

TIỂU ĐOÀN 34 BIỆT ĐỘNG QUÂN

Tháng 3 năm 1975, Tiểu Đoàn 34 Biệt Động Quân thuộc Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân đang trấn giữ Kontum. Ngày 10 tháng 3 năm 1975, Ban Mê Thuột bị Cộng Quân tấn chiếm, ngày 14 tháng 3 năm 1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút bỏ Tây Nguyên. Ngày 16 tháng 3 năm 1975, cuộc triệt thoái khỏi Tây Nguyên của Quân Đoàn II bắt đầu. Lộ trình triệt thoái là Liên Tỉnh Lộ 7B từ Tây Nguyên về Tuy Hoà, con đường này đã không được sữ dụng gần 20 năm vì lý do an ninh.

Liên Đoàn 6 BĐQ, Thiết Đoàn 19 và các đơn vị Công Binh là những đơn vị mở đường cho đoàn di tản. Thiếu Tá Trịnh Trân Khóa 20 Võ Bị, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 34 BĐQ đã ra lệnh cho các Đại Đội Trưởng: “Tổng Thống ra lệnh bỏ cao nguyên về bố trí cố thủ đồng bằng. Liên Đoàn 6 BĐQ là đơn vị đi trước mở đường. Liên Đoàn giao cho Tiểu Đoàn 34 đi đầu cùng với một Đại Đội Công Binh và một Chi Đoàn M113. Tiểu Đoàn giao Đại Đội 4 của Trung Úy Tiếm mở đường”. [3]

Tiểu Đoàn 34 BĐQ và Thiết Đoàn 19 là hai đơn vị bảo toàn được lực lượng hầu như nguyên vẹn khi về đến Tuy Hòa. Sau đó Tiểu Đoàn 34 BĐQ tiếp tục di chuyển theo Quốc Lộ 1 đi về phía Nam, sau khi qua khỏi Phan Thiết một đoạn khá xa, Tiểu Đoàn 34 BĐQ đã gặp đoàn di tản của Trường Võ Bị, vàThiếu Tá Trịnh Trân bất ngờ gặp người bạn cùng khóa là Đại Úy Quách Tinh Cần, mẫu đối thoại sau đây đã gắn trách nhiệm của Tiểu Đoàn 34 BĐQ vào cuộc di tản của Trường Võ Bị:

“- Sao mầy không đi, sợ gì mà ở đây?

- Phía trước đắp mô, không biết nhiều ít mà lên là bị bắn tỉa.

- Lẻ tẻ sợ gì, tiến lên đi.

- Không sợ, nhưng tao cần một cái lệnh của bất cứ thượng cấp nào.

- Của Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ được không?

- OK, mà Thiếu Tướng ở đâu?

- Trên trời.”

Mới hay, Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị vẫn bay trên trời, theo dõi bước chân của đàn em SVSQ. Niên Trưởng Cần lấy ống nghe liên lạc trực tiếp với Chỉ Huy Trưởng.

“- Mặt Trời, Mặt Trời, đây Quách Cần gọi.

- Gì! báo đi.

- Con cái đang ở Làng Phú Sum trên đường vào Tỉnh Bình Tuy, nhưng trước mặt là Rừng Lá có địch đắp mô, có Trân 20 Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 34 BĐQ dẫn quân từ Ban Mê Thuột về đây.

- Quân số nó thế nào?

- Đầy đủ 100%, nó cần một cái lệnh.

- Tốt, đưa máy cho nó.

Niên Trưởng Cần đưa ống liên hợp máy âm thoại cho Niên Trưởng Trân nhận lệnh của Mặt Trời: “Chịu trách nhiệm hành quân bảo vệ, đưa đoàn SVSQ Võ Bị đến nơi an toàn.” [4]

Kể từ giây phút đó, Tiểu Đoàn 34 BĐQ cùng với sự hổ trợ của một Chi Đoàn Thiết Vận Xa M113 tiến lên mở đường, diệt chốt để đưa đoàn di tản của Trường Võ Bị vào Thị Xã Bình Tuy an toàn.

Sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ đưa Trung Đoàn SVSQ Võ Bị vào đến Bình Tuy an toàn, Tiểu Đoàn 34 BĐQ đã được hải vận về bảo vệ Phía Nam Thủ Đô Sài Gòn, tiếp tục sứ mạng “Bảo Quốc An Dân” cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ TRƯỚC KHI KHÓA 28 VÀ KHÓA 29 RA TRƯỜNG

TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT

Sau ngày 2 tháng 4 năm 1975, Quân Khu 1 hoàn toàn rơi vào tay Cộng Quân, Quân Khu 2 chỉ còn hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận nên được sáp nhập vào Quân Khu 3. Phan Rang, Phan Thiết và Xuân Lộc trở thành “vùng hỏa tuyến”, vì là cửa ngỏ ngăn chận Cộng Quân tiến về Thủ Đô Sài Gòn bằng Quốc Lộ 1 và Quốc Lộ 20.

- Ngày 16 tháng 4 Phòng Tuyến Phan Rang tan vỡ.

- Ngày 19 tháng 4 Phan Thiết mất.

- Ngày 20 tháng 4 Bình Tuy mất.

Cộng Quân tiến về uy hiếp Thủ Đô Sài Gòn từ nhiều phía.

MẶT TRẬN XUÂN LỘC

Đây là trận đánh lẫy lừng nhất trong quân sử của Sư Đoàn 18 Bộ Binh và của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến bảo vệ Lý Tưởng Tự Do và Nền Dân Chủ còn non trẻ của Dân Tộc Việt Nam.

Bắt đầu từ rạng sáng ngày 9 tháng 4 năm 1975 cho đến ngày 20 tháng 4 năm 1975, Cộng Quân đã dùng chiến thuật biển người, mưa pháo và chiến xa để tấn công Thị Xã Xuân Lộc, nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh SưĐoàn 18 Bộ Binh của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Long Khánh của Đại Tá Phạm Văn Phúc, đồng thời tấn công vào các cứ điểm trọng yếu của Phòng Tuyến Xuân Lộc như: Ngã Ba Dầu Giây – Túc Trưng và Núi Chứa Chan – Gia Ray.

Phòng Tuyến Xuân Lộc như một “cánh cửa thép” bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn về Phía Bắc, SưĐoàn 18 Bộ Binh cùng các đơn vị tăng phái gồm: Nhảy dù, Thủy Quân Lục chiến, Biệt Động Quân, Thiết Giáp,cùng với sự yểm trợ của các đơn vị Pháo Binh và Không quân, đã tử chiến với Cộng Quân trong một trận đánh oai hùng và đẫm máu,đã viết lên những trang sử bi tráng cuối cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, trong cuộc chiến dài 21 năm bảo vệ Miền Nam Tự Do.

Ngày 20 tháng 4 năm 1975, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư Lệnh Quân Đoàn III ra lệnh rút quân khỏi Long Khánh bằng đường bộ, cuộc rút quân theo Liên Tỉnh Lộ 2, Tân Phong – Long Giao – Bà Rịa. Cộng Quân truy kích ráo riết, gây thêm nhiều tổn thất, máu đổ thịt rơi, cho đoàn người di tản gồm cả quân và dân. Cánh cửa thép bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn về phía Bắc tan vỡ vào ngày 21 tháng 4 năm 1975.

Một người lính của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Nhà Thơ Nguyễn Phúc Sông Hương, đã ghi lại cảm xúc đau buồn khi đoàn quân phải bỏ Xuân Lộc màđi:

“Đêm nay Xuân Lộc vầng trăng khuyết
Một mãnh khăn tang khóc giống nòi.
Chân theo quân bước, hồn ta ở.
Sông Nước La Ngàđang sục sôi.
…Chao ơi tiếng Tắc Kè thê thiết
Gọi giữa đêm dài sợ lẻ loi
Chân bước nữa hồn chinh chiến giục
Nữa Hồn Xuân Lộc, gọi quay lui…” [5]

KHÓA 28 VÀ KHÓA 29 RA TRƯỜNG

Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa quyết định tung “Lực Lượng Trừ Bị Cuối Cùng” ra chiến trường vào “giờ thứ hai mươi lăm” của Cuộc Chiến Quốc – Cộng. Khóa 28 và Khóa 29 của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được cho mãn khóasớm,với cấp bậc Thiếu Úy vàđi thẳng ra chiến trường.

Trưa ngày 21 tháng 4 năm 1975, Lễ Mãn Khóa của Khóa 28 và Khóa 29 được tổ chức tại Vũ Đình Trường của Trường Bộ Binh Long Thành, dưới sự chủ tọa của Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn, đại diện cho Tổng Tống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, gắn cấp bậc Thiếu úy cho Thủ Khoa Khóa 28 Hồ Thanh Sơn và Thủ Khoa Khóa 29 Đào Công Hương, còn lại, các Tân Sĩ Quan tự gắn cấp hiệu cho nhau.

Khóa 28 có 255 Tân Thiếu Úy và Khóa 29 có 291 Tân Thiếu Úy. Tất cả các Tân Sĩ Quan của hai Khóa 28 và 29 được phân bổ về các đơn vị Tổng Trừ Bị và các Sư Đoàn Bộ Binh, không có Không Quân và Hải Quân.

Đây là buổi lễ mãn khóa “độc nhất vô nhị” trong lịch sử của Trường Võ Bị: không nghi lễ truyền thống, không diễn văn trang trọng, không diễn hành, không thân nhân…Tất cả Tân Sĩ Quan trong quân phục tác chiến với nón sắt hai lớp, Lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Quân Kỳ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam hiện diện trước hàng quân vẫn còn thơm mùi vải mới, vì Nhà May Phước Hùng vừa mới trao cho nhà trường vào ngày hôm trước.

Khóa 28 được đặt tên là khóa Đại Tá Nguyễn Đình Bảo;Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo xuất thân từ Khóa 14 Võ Bị, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù, đã anh dũng hy sinh tại Căn Cứ Charlie vào “Mùa Hè Đỏ Lửa” năm 1972.

Khóa 29 được đặt tên là khóa Trung Tá Hoàng Lê Cường; Cố Trung Tá Hoàng Lê Cường xuất thân từ Khóa 16 Võ Bị, Quận Trưởng Quân Hoài Nhơn (Bồng Sơn) Tỉnh Bình Định đã chiến đấu và hy sinh khi đang thi hành nhiệm vụ vào “Mùa Hè Đỏ Lửa” năm 1972.

Sau buổi Lễ Mãn Khóa, Thiếu Tá Nguyễn Văn Dục, Sĩ Quan Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 Sinh Viên Sĩ Quan, nói đôi lời tạm biệt với các Tân Sĩ Quan Khóa 28 và Khóa 29. Sau đó, các Tân Sĩ Quan từ giã bạn bè và các SVSQ hai khóa đàn em là Khóa 30 và 31, lên xe của các đơn vị đã chờ sẳn trước Cổng Trường Bộ Binh Long Thành để về thẳng đơn vị, và có nhiều trường hợp ra thẳng chiến tuyến để nhận trách nhiệm.

Các Tân Sĩ Quan của hai Khóa 28 và 29 đã hăng hái ra chiến trường vào những giờ phút hấp hối của Miền Nam Tự Do, nhiều đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tan rã từng phần hay toàn diện. Nhưngtinh thần trách nhiệm của một sĩ quan xuất thân từ Trường Võ Bị, lòng yêu Nước và bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ,đã thôi thúc họ tiến vào vùng lửa đạnđể thi hành nhiệm vụ, không đắn đo, không do dự.

Ký giả Người Pháp Jean Lartéguy

đã nhận định: “…trong những bộ đồng phục mới, giày chùi xi bóng loáng, các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Đà Lạt đi vào chổ chết. Họ ra đi thật hào hùng, đi như diễn binh, chỉ thiếu có cái mũ…(diễn hành) và đôi găng tay trắng.” [6]

Và một đồng nghiệp của Jean Lartéguy là Raul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng này vào máy quay phim, cố nén xúc động để hỏi các Tân Sĩ Quan:

- Các anh có biết các anh sắp bị giết chết không?

Một thiếu úy trả lời:

- Chúng tôi biết chứ!

- Vì sao?

- Tại vì chúng tôi không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản. [6]

Tối 21 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu đã xuất hiện trên hệ thống truyền thanh và truyền hình, đọc một bài diễn văn từ chức đầy uất hận,dài ba tiếng đồng hồ. Tối 25 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu rời đất nước, sống cuộc đời lưu vong sau 10 năm chấp chánh.

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TRUNG ĐOÀN SINH VIÊN SĨ QUAN VÕ BỊ

Những ngày tạm trú tại Trường Bộ Binh Long Thành, Trung Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan nhận được một tin buồn: Thiếu Úy Hoàng Văn Nhuận, Thủ Khoa Khóa 27 Võ Bị, đã anh dũng hy sinh khi Đặc Công Việt Cộng tấn công Trường Thiết Giáp, kế cận Trường Bộ Binh Long Thành. Thiếu Úy Hoàng Văn Nhuận đã nằm xuống như một Anh Hùng ngay tại vị trí chiến đấu, để lại sự ngưỡng mộ và niềm tiếc thương vô hạn trong lòng những ai đã từng biết về người sĩ quan trẻtuổi và say mê lý tưởng này.

Sau khi Khóa 28 và Khóa 29 ra trường, Trung Đoàn SVSQ Võ Bị chỉ còn lại hai khóa 30 và 31. Hai ngày sau, ngày 23 tháng 4 năm 1975 các SVSQ Trường Võ Bị và Trường Bộ Binh Long Thành được di chuyển về Huấn Khu Thủ Đức [7]. Tại đây, Theo lệnh của Tổng Cục Quân Huấn, Trung Đoàn SVSQ Võ Bị được đặt dưới sự chỉ huy của Đại Tá Lộ Công Danh, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan Trường Bộ Binh Thủ Đức.

Sáng 30 tháng 4 năm 1975, Chiến Xa của Cộng Quân xuất hiện ngay cổng chính của Huấn Khu Thủ Đức, giao tranh xảy ra, một chiến xa địch bị bắn cháy. Lệnh “buông súng, đầu hàng” của Tổng Thống Dương Văn Minh, như một dấu chấm hết cho Thể ChếTự Do Dân Chủ của Dân Tộc Việt nam đang trong giai đoạn phát triển. Toàn thể Dân Tộc Việt Nam bước vào một thời kỳđen tối, sống dưới chếđộ độc tài toàn trị và phi nhân của Cộng Sản Việt Nam.

Các SVSQ của Khóa 30 và Khóa 31 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam rời Huấn Khu Thủ Đức trong bàng hoàng tiếc nuối, Trung Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan Võ Bị“tan hàng” lần cuối cùng. TRƯỜNGVÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM đã đi vào lịch sử tranh đấu chống Chủ Nghĩa Cộng Sản, để bảo vệ Tự Do và Dân Chủ cho Dân Tộc Việt Nam sau 27 năm hoạt động.

Tháng 3 năm 2017 nhớ về tháng 3 năm 1975 Biên Soạn: CSVSQ Nguyễn Sanh Khóa 28 TVBQGVN

CHÚ THÍCH

[1] Nguyễn Minh Việt, những ngày cuối tháng 3 tại Trường Mẹ, Đặc San Đa Hiệu Số 46, tháng 4 năm 1997, tr. 69. Hoặc Website của Khóa 28, wwwkhoa28tvbqgvn.com

[2] Huấn Khu Long Thành (HKLT) gồm có Trường Bộ Binh Long Thành, các quân trường và trung tâm huấn luyện. HKLT nằm trên địa bàn Quận Long Thành thuộc Tỉnh Biên Hòa (nay là Tỉnh Đồng Nai). Quận Long Thành cách Sài Gòn 60 Km, cách Biên Hoà 33 Km và cách Vũng tàu 60 Km. Tham khảo từTrường Bộ Binh LongThành, Wikipedia Tiếng Việt, vi.wikipedia.org

[3] Cao Văn Tiếm, Tiểu Đoàn 34 Biệt Động Quân rời bỏ CaoNguyên, Đặc San Đa Hiệu Số 104, tháng 4 năm 2015, tr. 238, và Đặc San Đa Hiệu Số 105, tháng 8 năm 2015, tr. 320.

[4] Nguyễn Đức Quyền, khúc kết một đoạn đời, Đặc San Đa Hiệu Số 86, tháng 5 năm 2009, tr. 86. Hoặc Website của Khóa 28, wwwkhoa28tvbqgvn.com

[5] Nguyễn Phúc Sông Hương, Nữa Hồn Xuân Lộc, Website Gia Đình SưĐoàn 18 Bộ Binh, www.sudoan18bobinh.com

[6] Jean Lartéguy, L’Adieu à Saigon, nxb Presses De La Cité, Paris, 1976, tr. 176, 177. Hoặc Dương Hiếu Nghĩa, Giã Biệt Sài Gòn, Chương 4, Phần 2, http/nhd18.nhansinh.com/larteguy

[7] Huấn Khu Thủ Đức (HKTĐ) gồm có Trường Bộ Binh Thủ Đức tọa lạc trên Đồi Tăng Nhơn Phú, ngoài ra còn cóthêm các quân trường, học viện, trung tâm huấn luyện khác. HKTĐ nằm trên địa bàn Quận Thủ Đức thuộc Tỉnh Gia Định. Thủ Đức là một quận ven đô của ThủĐô Sài Gòn. Tham khảo từTrường Bộ Binh Thủ Đức, Wikipedia Tiếng Việt, vi.wikipedia.org