Việc đào tạo sĩ quan chuyên
nghiệp cho Quân Đội Việt Nam trước năm 1954 và Việt Nam Cộng Hòa sau 1954 đã có
những thay đổi quan trọng. Khởi thủy Trường Sĩ Quan Việt Nam tại Huế được thành
lập (từ 1948 đến 1950) với mục đích đào tạo lớp sĩ quan đầu tiên cho Quân Đội
Quốc Gia Việt Nam. Vì nhu cầu phát triển Quân Đội, trường này được di chuyển lên
Đà Lạt và đưọc được đặt tên lại là Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (từ 1950 đến
1959). Sau đó, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một lần nữa đổi tên trường là Trường Võ
Bị Quốc Gia Việt Nam (từ 1960 tới 1975).
Kể từ 1954, sau khi Việt Nam
dành độc lập hoàn toàn khỏi sự đô hộ của Thực Dân Pháp, dưới chế độ Cộng Hòa, TVBQGVN đã trở
thành một quân trường quan trọng, cấp Quốc Gia, đào tạo sĩ quan hiện dịch cho
các Quân Binh Chủng VNCH. Hình ảnh các sĩ quan có trách nhiệm, tận tụy với đơn
vị, sẵn sàng xả thân cho đồng đội và hy sinh cho đất nước đã chứng thực hiệu quả
huấn luyện của TVBQGVN.
Tứ 1954 tới 1975, để thực hiện
chương trình huấn luyện, đã có 11 Chỉ Huy Trưởng phục vụ tại quân trường này
được thống kê như sau:
1. Thiếu Tướng NGUYỄN VĂN CHUÂN, 1954 - 1957
- Theo học Khóa 1 Trường Sĩ
Quan Việt Nam tại Huế, khai giảng vào ngày 1 tháng 10 năm 1948.
- Sau khi ra trường, ông được
gửi đi học bổ túc tại Trường Saint Syr tại Pháp.
Tháng 10 năm 1953, ông được
thăng cấp Thiếu Tá và được chỉ định làm Chỉ Huy Phó Trường Võ Bị Liên Quân Đà
Lạt.
- Tháng 9 năm 1954, sau Hiệp
Định Genève (ngày 20 tháng 7), ông được thăng cấp Trung Tá và được bổ nhiệm vào
chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.
- Cuối tháng 3 năm 1955, ông
được lệnh bàn giao chức vụ Chỉ Huy Trưởng cho Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu.
- Năm 1967, ông ứng cử vào Quốc
Hội Việt Nam Cộng Hòa, đắc cử thượng nghị sĩ trong Thượng Viện nhiệm kỳ 1967 -
1973.
2. Trung Tướng NGUYỄN VĂN THIỆU, 1955 - 1957 và 1958 -1959:
- Cuối tháng Ba 1955, ông được
thăng cấp Trung Tá và được bổ nhiệm vào chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Liên
Quân Đà Lạt.
- Tháng 7 năm 1957, ông được cử
đi học khóa Chỉ Huy & Tham Mưu Cao Cấp tại Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ.
- Năm 1958, ông tốt nghiệp về
nước và tái nhậm chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.
- Năm 1959, rời trường, ông
tiếp tục được cử đi học khóa Tình Báo Tác Chiến tại Okinawa, Nhật Bản.
- Từ 1967 tới 1975, ông đắc cử
Tổng Thống VNCH; tái đắc cử và rời nhiệm sở vào tháng Tư, 1975 trong nhiệm kỳ
thứ hai.
3. Thiếu
Tướng HỒ VĂN TỐ, 1957 - 1958:
- Ông theo học Khóa 2 Quang
Trung tại Trường Sĩ Quan Việt Nam tại Huế, khai giảng ngày 25 tháng 9 năm 1949
và tốt nghiệpthủ khoa vào năm 1950.
- Tháng 3 năm 1958, ông được bổ
nhiệm vào chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, thay thế Trung
Tá Nguyễn Văn Thiệu đi du học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu tại Hoa Kỳ.
- Tháng 7 năm 1958, ông nhận
lệnh bàn giao lại chức vụ Chỉ Huy Trưởng Chỉ Huy Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt
cho Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu.
4. Thiếu Tướng LÊ VĂN KIM, 1959 - 1960
(Khi làm chỉ huy trưởng):
- Đầu năm 1940, ông nhập ngũ vào Quân Đội Pháp, và theo học tại trường Sĩ Quan Pháo Binh Poitiers, ra trường với cấp bậc Chuẩn Úy.
- Ngày 10 tháng 12 năm 1956 ông
được thăng cấp Thiếu Tướng.
- Đầu năm 1959, ông được chỉ
định giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt thay thế Trung Tá
Nguyễn Văn Thiệu được cử đi du học lớp Tình báo Tác chiến tại Okinawa, Nhật Bản.
- Tháng 11 năm 1960, ông bàn
giao chức vụ chỉ huy trưởng cho Trung Tá Trần Ngọc Huyến.
- Ngày 2 tháng 11, ông được thăng cấp trung tướng, giữ chức vụ Tổng Thư ký kiêm Ngoại Giao trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.
- Tháng 5 năm 1965, ông được
giải ngũ với lý do đã phục vụ quân đội trên 20 năm.
5. Đại Tá
TRẦN NGỌC HUYẾN, 1960 - 5/1/1964:
- Ông tốt nghiệp Khóa 2 Trường
Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Sau một thời gian phục vụ, ông thuyên chuyển vế về
trường VB, với chức vụ Chỉ Huy Phó Kiêm Văn Hóa Vụ.
- Tháng 11 năm 1960, với cấp
bậc Trung Tá, ông được chỉ định vào chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia
Việt Nam (đổi tên từ 1960).
- Tháng 11
năm 1963, ông lên Đại Tá.
- Tháng Giêng 1964, rời Trường Võ Bị, ông được chỉ định
làm Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm
Lý, trực thuộc Bộ Quốc Phòng (sau được đổi thành Cục Tâm Lý Chiến, trực thuộc Bộ
Tổng Tham Mưu QLVNCH).
- Khoảng cuối
năm 1965, ông được
bổ nhiệm làm Thứ Trưởng Bộ
Thông Tin
một thời gian ngắn. Sau đó, ông được giải ngũ và làm tại Hãng Xăng ESSO, trong
cương vị một giám đốc.
(*Xem
thêm phần GHI CHÚ ở cuối bài.)
6. Thiếu Tướng TRẦN TỬ OAI, 1964:
- Đầu năm 1940, do có bằng
Thành Chung, ông được cử theo học tại trường Võ Bị Tông, Sơn Tây.
- Ngày 5 tháng 1 năm 1964, ông
được chỉ định giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
- Ngày
30 tháng 4 năm 1964, ông được lệnh bàn giao chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Võ
Bị Quốc Gia Việt Nam lại cho Đại Tá Trần Văn Trung.
- Năm 1965, ông giải ngũ khỏi
Quân Đội.
7.
Trung Tướng TRẦN VĂN TRUNG, 1964:
- Theo học Khóa 1 Trường Sĩ
Quan Việt Nam tại Huế, khai giảng vào ngày 1 tháng 10 năm 1948 (Khóa Phan Bội
Châu).
- Ngày 30 tháng 4 năm 1964, với
cấp bậc Đại Tá, ông được bổ nhiệm làm Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt
Nam.
- Ngày 16 tháng 8 năm 1964,
ông bàn giao chức vụ Chỉ Huy Trưởng cho Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Kiểm, đi nhận
chức vụ khác.
8. Chuẩn
Tướng NGUYỄN VĂN KIỂM, 1964 - 1965:
- Ông theo học Khóa 1 Nguyễn
Văn Thinh tại trường Võ Bị Liên Quân Viễn Đông Đà Lạt khai giảng ngày 15 tháng 7
năm 1946, và tối nghiệp với cấp bậc Chuẩn Úy.
- Ngày 16
tháng 8 năm 1964, ông được cử giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia
Việt Nam, thay thế Đại Tá Trần Văn Trung.
- Ngày 11 tháng 8 năm 1964, ông
được thăng cấp Chuẩn Tướng.
- Tháng 9/1965, ông bàn giao chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam cho Đại Tá Lâm Quang Thơ.
- Ông từ trần ngày 30 tháng 9
năm 2017, tại Houton, Texas, Hoa Kỳ (trái với các tin đồn người ta nói về
ông).
9. Thiếu Tướng LÂM QUANG THƠ,
1965 - 1966 và 1972 - 1975:
- Tháng 9 năm 1950, ông cùng
người em kế (Lâm Quang Thi) tình nguyện theo học Khóa 3 Trần Hưng Đạo tại trường
Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.
- Đầu tháng 9 năm 1965, ông
được chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
- Tháng 11 năm 1966, ông nhận
lệnh bàn giao Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam lại cho Đại Tá Đỗ Ngọc Nhận.
- Ông lên Thiếu Tướng năm 1970.
- Tháng 4 năm 1972, ông được
tái bổ nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, thay thế bào
đệ là Trung Tướng Lâm Quang Thi.
(**Xem thêm phần GHI CHÚ ở cuối
bài.)
10. Đại Tá ĐỖ NGỌC NHẬN, 1966 - 1968:
- Ông theo học Khóa 3 Trần Hưng
Đạo tại Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt và tốt nghiệp vào năm 1951.
- Tháng 11 năm 1966, ông nhậm
chức Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
- Năm 1968, ông bàn giao chức
vụ Chỉ Huy Trưởng lại cho Thiếu Tướng Lâm Quang Thi.
(***Xem
thêm phần GHI CHÚ ở cuối bài)
11. Trung Tướng LÂM QUANG THI,
1968 - 1972:
- Ông theo học Khóa 3 Trần Hưng
Đạo tại Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1950.
- Năm 1968, ông được bổ nhiệm
làm Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
- Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng Hòa 1 tháng 11 năm 1971, ông được thăng cấp trung tướng.
- Trung tuần tháng 4 năm 1972,
ông nhận lệnh bàn giao chức vụ Chỉ Huy Trưởng lại cho bào huynh là Thiếu Tướng
Lâm Quang Thơ, để đi nhậm chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I và Quân Khu 1.
GHI CHÚ
*
Đại Tá TRẦN
NGỌC HUYẾN:
Trường
đã có những thay đổi lớn lao về phương pháp và chương trình huấn luyện. Năm
1960, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã chính thức đặt cơ sở quân sự này là Trường Võ
Bị Quốc Gia Việt Nam với chương trình giảng dạy kéo dài bốn năm. Sĩ quan tốt
nghiệp có trình độ văn hóa tương đương với các trường cao đẳng dân chính. Chương
trình quân sự cũng được cập nhật kịp thời phù hợp với kỹ thuật chiến tranh mới.
(Tuy
nhiên chương trình không được thực hiện theo như dự trù,
vì chiến tranh.)
Là Chỉ
Huy Trưởng, ông đặc biệt huấn luyện sinh viên sĩ quan về lãnh đạo chỉ huy, khơi
dậy lòng yêu nước, lòng tự hào đã xuất thân từ trường Võ Bị, và tinh thần dấn
thân phục vụ cho quân đội VNCH.
Ông khởi
xướng
việc phát
hành Tập San Đa Hiệu theo định kỳ dành cho các sinh viên sĩ quan.
Chương Trình Dạ Lan cũng do Đại Tá Huyến đã khuyến khích, phác họa, và chỉ thị
Đài Phát Thanh Quân Đội thực hiện khi ông làm Cục Trưởng Cục Tâm Lý Chiến.
**
Thiếu Tướng LÂM QUANG THƠ:
Tháng 3
năm 1975, ông đã chỉ huy việc di tản Trường Võ Bị khỏi Đà Lạt và hướng dẫn trên
1,000 SVSQ các Khóa 28, 29, 30, và 31 rời khỏi trường từ Đà Lạt theo hướng Sông
Pha về tới Phan Thiết. Nhờ kỷ luật tuyệt đối mà SVSQ đang theo học tuân theo,
cũng như được các đơn vị yểm trợ bảo vệ an ninh kỹ càng dọc đường hành quân,
Trung Đoàn SVSQ đã an toàn về tới Bình Tuy ngày 30 tháng 3 năm 1975. Nơi đây,
trường đã tổ chức Lễ Tốt Nghiệp cho hai Khóa 28 và 29, trước 30 tháng Tư chin
ngày.